Các vấn đề về tiêu chuẩn lao động

0
2002

Tiêu chuẩn lao động là tập hợp những điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động tối thiểu được công nhận trong một phạm vi áp dụng nhất định (quốc tế, quốc gia…). Điều kiện lao động là tổng họp các yếu tố tác động đến người lao động trong quá trình lao động ở không gian nhất định.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tiêu chuẩn lao động

Các yếu tố có thể tác động đến môi trường lao động bao gồm yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kĩ thuật thể hiện qua công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động… và sự tác động qua lại giữa những yếu tổ đó với người lao động. Trong các điều kiện trên, pháp luật đặc biệt chú trọng đến điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động và vệ sinh môi trường. Còn điều kiện sử dụng lao động là điều kiện cần thiết cho quá trình sử dụng lao động được pháp luật quy định buộc các cá nhân, tổ chức phải thoả mãn khi sử dụng lao động như tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỉ luật lao động… Trong lĩnh vực lao động, tiêu chuẩn lao động chiếm vị trí hết sức quan trọng, bởi nó liên quan đến điều kiện, môi trường làm việc của người lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng cũng như sức khoẻ của người lao động.

Luật lao động đã có nhiều quy định khuyển khích người lao động tự tạo việc làm và tạo điều kiện để họ tham gia quan hệ lao động. Tuỳ theo khối lượng việc làm và khả năng của mỗi cá nhân mà họ có thể trở thành người lao động hoặc người sử dụng lao động trong xã hội. Nếu tham gia quan hệ lao động, người lao động có quyền làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào, bất kì nơi nào mà pháp luật không cấm. Họ có quyền tự do lựa chọn việc làm theo khả năng và nguyện vọng của mình, có thể lựa chọn cách thức trực tiếp hoặc thông qua các cơ sở dịch vụ để tìm kiếm việc làm, có thể tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề để tham gia quan hệ lao động… người lao động còn có quyền tham gia một hoặc nhiều họp đồng với một hoặc nhiều người sử dụng lao động… theo quy định của pháp luật. Luật pháp không có những quy định để ưu đãi hơn hoặc phân biệt đối xử với người lao động trên cơ sở họ làm việc cho các thành phần kinh tế khác nhau. Cùng với quyền tự do lao động, các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động cũng được quy định thống nhất cho mọi người lao động tham gia quan hệ lao động và ngày càng mở rộng tới tất cả lực lượng lao động xã hội. Như vậy, khi người lao động thực hiện quyền tự do dịch chuyển quan hệ lao động trên thị trường thì quyền bảo hiểm của họ không thay đổi. Nếu điều kiện lao động không đảm bảo hoặc khi có cơ hội tốt hơn, người lao động có quyền chấm dứt quan hệ lao động này để tham gia quan hệ lao động khác theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động không chỉ được đảm bảo các quyền tự do cần thiết khi gia nhập thị trường lao động mà còn được Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích sử dụng nhiều lao động (khoản 3 Điều 4 Bộ luật lao động năm 2012).

Việc xác định nguyên tắc này trước hết trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng. Ngay từ những năm đầu phát triển kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là “vì con người, phát huy nhân tổ con người, trước hết là người lao động”.W Khi phát triển kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước xác định: “phải tăng cường bảo vệ người lao động, trọng tâm là ở các doanh nghiệp”. Điều đó phù họp với tình hình thực tế, khi người lao động tham gia quan hệ lao động, họ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng bởi những khó khăn phát sinh trong quan hệ này. Những khó khăn này có thể từ phía thị trường lao động bởi tương quan cung-cầu lao động trên thị trường thường theo hướng bất lợi cho người lao động. Những nước chưa phát triển luôn đứng trước mâu thuẫn giữa sự gia tăng dân sổ và khả năng đầu tư yếu kém, không tạo đủ việc làm cho người lao động. Các nước phát triển lại có xu hướng đầu tư cho công nghệ cao thay cho việc sử dụng nhiều nhân công, vấn đề thất nghiệp trở thành hiện tượng bình thường ở tất cả các nước, không phân biệt trình độ phát triển kinh tế. Vì vậy, người lao động khó có điều kiện thoả thuận bình đẳng thực sự với bên sử dụng lao động như yêu cầu của thị trường. Họ cần được bảo vệ để hạn chế những bất lợi, những sức ép do điều kiện khách quan mang lại.
Trong quá trình làm việc, người lao động là người phải trực tiếp thực hiện công việc theo yêu cầu của bên sử dụng lao động. Như vậy, họ phải chấp nhận những điều kiện lao động, môi trường làm việc ngay cả khi không thuận lợi như nắng nóng, bụi độc, tiếng ồn và những yểu tổ nguy hiểm khác. Nếu không có sự bảo vệ của pháp luật thì sức khoẻ, tính mạng của người lao động sẽ khó được đảm bảo.

người lao động với tư cách là bảo vệ các quyên con người trong lĩnh vực lao động. Nó không chỉ bao hàm mục đích bảo vệ sức lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động… mà còn phải bảo vệ họ trên nhiều phương diện: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, thậm chí cả nhu cầu nghỉ ngơi, liên kết và phát triển trong môi trường lao động và xã hội lành mạnh. Có nghĩa là người lao động phải được đảm bảo cuộc sống và phát triển bình thường khi tham gia quan hệ lao động.

Luật sư có thể cung cấp những dịch vụ pháp lý về lao động nào?

(i) Hợp đồng lao động: Tư vấn các vấn đề pháp lý đối với Hợp đồng lao động và các hợp đồng liên quan khác. Soạn thảo hợp đồng lao động nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các bên;
(ii) Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể: Tư vấn, xây dựng, đưa ra giải pháp và soạn thảo, đăng ký thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động phù hợp với hoạt động kinh doanh, mô hình sản xuất của doanh nghiệp;
(iii) Xử lý kỉ luật: Tư vấn về điều kiện, quy trình xử lý kỷ luật người lao động, đánh giá tính hợp pháp của quyết định xử lý kỷ luật lao động, về tiền bồi thường, trợ cấp thôi việc, mất việc, thất nghiệp và các trợ cấp có liên quan khác, đại diện cho doanh nghiệp đám phán các vấn đề về thủ tục xử lý kỉ luật;
(iv) Giải quyết tranh chấp lao động: Hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng, đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện cho doanh nghiệp/người lao động tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động;
(v) Công đoàn: Tư vấn và hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý đối với quy chế và quá trình hoạt động của công đoàn, cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan đến chính sách, kinh phí công đoàn…;
(vi) Bảo hiểm xã hội: Tư vấn, rà soát, đăng kí, kê khai và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người lao động trong công tác bảo hiểm. Soạn thảo, hoàn thiện và đăng kí thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp;
(vii) Tuyển dụng, đào tạo, học nghề: Tư vấn, rà soát và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với quy trình tuyển dụng nhân sự, đào tạo, học nghề; cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan dạy nghề, học nghề;
(viii) Hoàn thiện và cung cấp các biểu mẫu: Các hợp đồng và các quyết định ban hành,…

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây