Điều kiện để quyết định xử lý kỷ luật lao động được coi là hợp pháp

0
2500

Quyết định xử lý kỷ luật là quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với người lao động thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật lao động. Dưới đây là điều kiện để quyết định xử lý kỷ luật lao động được coi là hợp pháp.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quyết định xử lý kỷ luật là gì?

Điều 117 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về kỷ luật lao động, theo đó: “Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định”.

Ngoài ra khoản 1 Điều 122 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động thì: “1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau: a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên; c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật; d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản”.

Như vậy, quyết định xử lý kỷ luật là quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với người lao động thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật lao động khi người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Điều kiện để quyết định xử lý kỷ luật lao động được coi là hợp pháp

Để quyết định xử lý kỷ luật lao động được coi là hợp pháp thì quyết định xử lý kỷ luật lao động cần đảm bảo các điều kiện sau:

Thứ nhất, về chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động: Khi xem xét quy định tại Bộ luật lao động có thể thấy người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người giao kết hợp đồng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.

Thứ hai, về căn cứ tiến hành xử lý kỷ luật lao động: Để tiến hành xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người sử dụng lao động cần có căn cứ cụ thể về hành vi vi phạm và lỗi của người lao động ngoài ra người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.

Thứ ba, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật lao động về nguyên tắc, thủ tục xử lý kỷ luật lao động, theo đó Điều 122 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau: a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên; c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật; d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản. 2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động. 3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất. 4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; b) Đang bị tạm giữ, tạm giam; c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này; d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. 6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động”.

Thứ tư, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 123 của Bộ luật Lao động, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động.

Thứ năm, ngoài ra người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ vi phạm kỷ luật của người lao động, tình hình thực tế của doanh nghiệp và hoàn cảnh của người lao động để quyết định xử lý kỷ luật cũng như lựa chọn hình thức xử lý theo quy định tại Điều 124 Bộ Luật lao động năm 2019 bao gồm: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; Cách chức; Sa thải.

Như vậy, Khi đảm bảo và tuân thủ các điều kiện trên thì để quyết định xử lý kỷ luật lao động được coi là hợp pháp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây