Khách thể của quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động

0
2323

Khi thiết lập quan hệ pháp luật lao động với nhau, các bên đều hướng tới sức lao động của người lao động và đó chính là khách thể của quan hệ pháp luật lao động. 

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động là gì?

Quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động là quan hệ lao động, theo đó quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Trong mối quan hệ pháp luật giữa người sử dụng và người sử dụng lao động, người lao động phải tự mình thực hiện công việc.

Điều đó có nghĩa là người lao động phải tự mình thực hiện công việc bằng cách hành vi lao động để thực hiện công việc mà không được chuyển giao nghĩa vụ đó cho người khác, đặc biệt là người không có quan hệ lao động với người sử dụng lao động đó. Quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động khác hẳn với quan hệ lao động ở dạng khoán việc dân sự do Luật dân sự điều chỉnh hay quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là thành viên của gia đình tiến hành thực hiện công việc duy trì sinh hoạt gia đình do Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh.

Khách thể của quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động

Trong một quan hệ pháp luật, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể bao giờ cũng nhằm hướng tới một mục đích, một lợi ích nào đó và đó chính là khách thể của quan hệ pháp luật đó. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật lao động, người lao động muốn sử dụng sức lao động của mình để có thu nhập đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đình cho họ; còn bên sử dụng lao động cũng muốn có sức lao động để sử dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ. Như vậy, khi thiết lập quan hệ pháp luật lao động với nhau, các bên đều hướng tới sức lao động của người lao động và đó chính là khách thể của quan hệ pháp luật lao động.

Bản chất sâu xa của quan hệ lao động và biểu hiện của quá trình thực hiện quan hệ lao động đó. Về mặt bản chất, các bên của quan hệ lao động không thực hiện việc mua, bán sức lao động – vì sức lao động là đại lượng phi vật chất, không phải là thứ có thể cầm nắm hay sờ thấy được, mà là đang mua bán một đại lượng vật chất khác, giống như mua một chiếc bình gốm do người lao động sản xuất ra. Có thể không có sự đánh giá hay hình dung một cách đầy đủ về sức lao động nhưng chắc chắn đó là một đối tượng của quan hệ trao đổi. Vì vậy, theo cách hiểu thông thường, đó chính là quan hệ khách thể của quan hệ trao đổi. Nhưng người lao động “bán” đi sức lao động không phải bằng cách dùng tay hay dùng các phương tiện khác chuyển cho người sử dụng lao động sức lao động của mình mà phải làm việc để chuyển giao sức lao động đó. Người lao động không chỉ làm việc theo nghĩa thông thường là thực hiện các hành động, các thao tác như một cái máy mà là lao động với tất cả tâm trí, khả năng, kĩ năng, tình cảm, trách nhiệm của mình. Ví dụ như một ông giám
đốc được thuê để quản lí một công ty cổ phần thì ông ta phải có đủ bằng cấp, kĩ năng mềm, kinh nghiệm…để điều hành công ty và ông ta phải chịu trách nhiệm về công việc của mình. Ngược lại, người sử dụng lao động không thể dùng các công cụ, phương tiện để nhận sức lao động từ người lao động như các hàng hóa khác (nguyên liệu, vật liệu…) và cũng không thể nhận trực tiếp hàng hóa sức lao động đó mà phải thực hiện hành vi này một cách gián tiếp. Đối với người sử dụng lao động, việc bàn giao công việc, tổ chức quản lí người lao động chính là việc đang “nhận” sức lao động người lao động chuyển giao. Ví dụ chủ quán phở thuê đầu bếp và chân chạy bàn thì chủ quán phải bàn giao công việc
và quản lí những người đã được thuê.

Sức lao động (không phải là lao động, với cả hai ý nghĩa: là người lao động và thao tác – hành vi lao động) là khách thể của quan hệ pháp luật lao động. Sức lao động gắn liền với người lao động, sức lao động gắn liền với cơ bắp, trí não, những phẩm chất và giá trị nhân thân của từng người. Do vậy, không thể có hiện tượng người lao động này “lấy trộm, lấy cắp” sức lao động của người khác để bán cho người sử dụng lao động.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây