Vấn đề bồi thường thiệt hại trong lao động

0
1234

 

Vấn đề bồi thường thiệt hại trong lao động

Các vấn đề về bồi thường thiệt hại trong lao
động theo quy định tại BLLĐ 2012 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP.


Về vấn đề bồi thường thiệt hại trong lao động, Điều 130 BLLĐ 2012 quy định như
sau:

“1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có
hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm
trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp
dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng
tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật
này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của
người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá
định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường;
trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do
thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước
được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì
không phải bồi thường.”

Ngoài ra, theo Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng
1 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động thì vấn đề
bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như
sau:

– Người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền
lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại bằng hình thức
khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 của Bộ luật Lao động do sơ suất
làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng
áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố.

– Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn
bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+, Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt
hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do
Chính phủ công bố;

+, Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao
động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

+, Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng
lao động.

– Trường hợp người lao động gây thiệt hại cho người sử dụng
lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ-CP mà có hợp đồng trách nhiệm với
người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

– Trường hợp thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch
bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục
được mặc dù người sử dụng lao động đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì
người lao động không phải bồi thường.

– Trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
được áp dụng theo trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây