So sánh quy định thử việc và chấm dứt hợp đồng lao động giữa viên chức và người lao động

0
1382

Mục đích của quản lý lao động là sử dụng có hiệu quả sức lao động của người lao động, dù người lao động làm việc theo hợp đồng làm việc (viên chức) hay hợp đồng lao động.

Việc quản lý người lao động chỉ đạt hiệu quả khi khắc phục được ngay những bất cập trong việc hiểu, lưu tâm sự khác biệt và vận dụng rành mạch quy định pháp luật điều chỉnh từng đối tượng lao động.

Quy định về thử việc, tập sự

Luật Viên chức năm 2010 Điều 27 quy định người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc. Pháp luật hiện hành không có bất kì quy định nào về thử việc đối với viên chức.

Bộ luật Lao động năm 2012 từ Điều 26 đến Điều 29 quy định về vấn đề thử việc đối với người lao động. Thử việc không phải là nội dung bắt buộc mà theo thỏa thuận của các bên trong quan hệ pháp luật lao động và thời gian thử việc tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc tối đa là 60 đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên ngày hoặc 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ hoặc 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Pháp luật quy định rất rõ ràng về đối tượng áp dụng thử việc hoặc tập sự. Theo đó, khi viên chức hoàn thành thời gian tập sự sẽ được ký hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng, sau đó nếu tiếp tục làm việc thì sẽ ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Đối với người lao động sau khi hoàn thành thời gian thử việc sẽ tiến hành ký hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không xác định thời hạn tùy vào nhu cầu của các bên trong quan hệ pháp luật lao động.

Quy định về chấm dứt hợp đồng lao động

Về nguyên tắc, chấm dứt hợp đồng lao động phải thực hiện theo quy định của pháp luật lao động, chấm dứt hợp đồng làm việc phải thực hiện theo quy định của pháp luật viên chức. Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 28 Luật Viên chức năm 2010 quy định: “Chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động”. Quy định này được hiểu khi chấm dứt hợp đồng làm việc sẽ thực hiện theo quy định về chấm dứt hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, Điều 29 Luật Viên chức lại chi tiết về các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập, có một số nội dung đơn phương chấm dứt giống như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt như: pháp luật lao động quy định người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Luật Viên chức quy định viên chức nuôi con dưới 36 tháng tuổi; viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ…).

Hơn nữa, Điều 45 Luật Viên chức quy định về chế độ thôi việc, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2014 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức hướng dẫn chi tiết về các trường hợp viên chức được giải quyết thôi việc, chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc càng làm phức tạp thêm khi cần vận dụng. Vấn đề chấm dứt hợp đồng thì trong quy định lại có sự đan xen viện dẫn áp dụng quy định pháp luật lao động khi chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức. Vì thế, trong quá trình áp dụng pháp luật, đòi hỏi cần phải có sự sáng suốt của người tham mưu và thực hiện để tránh sai sót. Về nguyên tắc liên quan đến viên chức phải áp dụng Luật Viên chức, khi pháp luật về viên chức không có quy định mới áp dụng quy định pháp luật lao động.

Luật sư có thể cung cấp những dịch vụ pháp lý về lao động nào?

(i) Hợp đồng lao động: Tư vấn các vấn đề pháp lý đối với Hợp đồng lao động và các hợp đồng liên quan khác. Soạn thảo hợp đồng lao động nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các bên;

(ii) Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể: Tư vấn, xây dựng, đưa ra giải pháp và soạn thảo, đăng ký thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động phù hợp với hoạt động kinh doanh, mô hình sản xuất của doanh nghiệp;

(iii) Xử lý kỉ luật: Tư vấn về điều kiện, quy trình xử lý kỷ luật người lao động, đánh giá tính hợp pháp của quyết định xử lý kỷ luật lao động, về tiền bồi thường, trợ cấp thôi việc, mất việc, thất nghiệp và các trợ cấp có liên quan khác, đại diện cho doanh nghiệp đám phán các vấn đề về thủ tục xử lý kỉ luật;

(iv) Giải quyết tranh chấp lao động: Hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng, đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện cho doanh nghiệp/người lao động tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động;

(v) Công đoàn: Tư vấn và hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý đối với quy chế và quá trình hoạt động của công đoàn, cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan đến chính sách, kinh phí công đoàn…;

(vi) Bảo hiểm xã hội: Tư vấn, rà soát, đăng kí, kê khai và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người lao động trong công tác bảo hiểm. Soạn thảo, hoàn thiện và đăng kí thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp;

(vii) Tuyển dụng, đào tạo, học nghề: Tư vấn, rà soát và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với quy trình tuyển dụng nhân sự, đào tạo, học nghề; cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan dạy nghề, học nghề;

(viii) Hoàn thiện và cung cấp các biểu mẫu: Các hợp đồng và các quyết định ban hành,…

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail:info@luatviet.net.vn,info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây