Quyền và lợi ích các bên khí chấm dứt hợp đồng lao động

0
1383

Chấm dứt hợp đồng lao động là gì?

Chấm dứt hợp đồng lao động là chấm dứt quan hệ lao động liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận, xác lập trước đó.

Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động trong vòng 7 ngày kể từ ngày chấm dứt, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền và lợi ích mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài tuy nhiên không được quá 30 ngày.

Trợ cấp thôi việc

Trợ cấp thôi việc là một khoản tiền mà người sủ dụng lao động phải trả cho người lao động trong hầu hết các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động. Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mang ý nghĩa tinh thần cho người lao động đã có thời gian làm việc, lao động cho người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp cho người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên mà phải thôi việc trong các trường hợp:

  • Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt
  • Bản thân người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp trong các trường hợp

Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc trong hợp đồng

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định trường hợp ốm đau đã điều trị 12 tháng liền; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định trường hợp từ đủ 12 – 36 tháng ốm đau đã điều trị 6 tháng liền; người lao động làm việc theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng, mà khả năng lao động chưa khôi phục

Do thiên tai hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật nhưng người lao động không muốn trở lại làm việc hoặc người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý
  • Người sử dụng lao động sa thải vi tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.

Mức trợ cấp thôi việc:

Tiền trợ cấp thôi việc =  Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc x  Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2

 

Tiền lương làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Trợ cấp thôi việc được trả trực tiếp 1 lần tại nơi làm việc đúng thời hạn quy định.

Trợ cấp mất việc

Trợ cấp mất việc là một khoản tiền bồi thường mà người sử dụng lao động trả cho người lao động do bị chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không phải do lỗi của người sử dụng lao động gây ra.

Việc được trả trợ cấp phải thuộc trong các trường hợp do thay đổi cơ cấu công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nghiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới, nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trợ cấp mất việc làm.

Mức trợ cấp mất việc

Tiền trợ cấp mất việc làm = Thời gian tính hưởng trợ cấp việc làm x Tiền lương tính hưởng trợ cấp mất việc

 

Trong đó:

 

Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm = Tổng thời gian làm việc thực tế tại đơn vị Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp Thời gian được chi trả trợ cấp thôi việc

 

Tiền lương tính trợ cấp mất việc làm: Tiền lương bình quân theo Hợp đồng lao động của NLĐ 06 tháng liền kề trước khi NLĐ mất việc làm.

Trường hợp tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động có tháng lẻ được tính như sau: từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành ½ năm; từ đủ 06 tháng trở lên được làm tròn thành 1 năm (Trích điểm c Khoản 3 Điều 14

Trợ cấp mất việc được trả trực tiếp 1 lần cho người lao động tại nơi làm việc hoặc tại nơi thuận lợi nhất cho người lao động và chậm nhất không quá 7 ngày, kể từ ngày người lao động bị mất việc làm. Tiền trợ cấp được trích từ quỹ lương của doanh nghiệp.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây