Những hành vi tuyệt đối cấm khi xử lý kỷ luật lao động

0
609

Xử lý kỷ luật lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để duy trì nề nếp, trật tự của một tập thể. Pháp luật cho phép người sử dụng lao động được thực hiện quyền này. Tuy nhiên, không phải vì thế mà có thể tùy ý thực hiện.

không có giấy phép
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Chỉ được áp dụng 1 trong 4 hình thức xử lý kỷ luật

Theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2019, các hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

(i) Khiển trách;

(ii) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng;

(iii) Cách chức;

(iv) Sa thải.

Trong đó, sa thải – hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất được áp dụng với người có hành vi:

(i) Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc;

(ii) Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

(iii) Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

(iv) Bị kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật;

(v) Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

4 hành vi bị khi xử lý kỷ luật lao động

Điều 127 Bộ luật Lao động năm 2019 liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:

(i) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động;

(ii)  Phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật lao động;

(iii) Cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động;

(iv) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

So với quy định hiện hành tại Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2012, quy định mới đã làm rõ thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình xử lý kỷ luật lao động như:

(i) Cấm xâm phạm danh dự, tính mạng, uy tín của người lao động;

(ii) Cấm xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Có thể thấy, Bộ luật Lao động mới đã bổ sung thêm nhiều quy định nhằm bảo vệ hơn cho người lao động.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây