Tai nạn lao động làm chết người, một số điểm lưu ý

0
4570

Nguyên nhân dân đến tai nạn lao động thì vô hạn mà chủ yếu do không tuân thủ các quy định an toàn trong quá trình lao động của cả người sử dụng lao động và người lao động. Hậu quả đáng tiếc khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người để lại là vô cùng to lớn. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quy trình xử lý tai nạn lao động?

Chết người khi lao động xử lý như nào?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tai nạn lao động là gì?

Điều 3 Khoản 8 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.

Khi xảy ra tai nạn nghề nghiệp , người sử dụng lao động có trách nhiệm theo Điều 38 Luật an toàn vệ sinh 2015 như sau:

“1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau: a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; 4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau: a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.

Quy định pháp luật về tai nạn lao động làm chết người

Điều 295 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người cụ thể như sau: “1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở  những nơi đông người gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Theo đó, tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người  là hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác.

Như vậy, nếu người sử dụng lao động, người có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn lao động mà vi phạm các quy định về an toàn lao động, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định, biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho người lao động mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì chủ sử dụng lao động có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Bạn có thể xem thêm quy định pháp luật về tai nạn lao động

Quy trình xử lý tai nạn lao động

Khi có tai nạn xảy ra người biết sự việc phải có trách nhiệm báo cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết (doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn lao động). Nếu tai nạn chết người, hoặc bị nặng từ 02 người trở lên thì cơ sở có người bị nạn phải báo ngay với cơ quan Công an, Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn nghề nghiệp để Đoàn Điều tra tai nạn lao động tỉnh tiến hành điều tra theo thẩm quyền quy định. Trường hợp một người bị nạn nhẹ hoặc nặng thì cơ sở có người bị nạn có trách nhiệm:

– Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để tiến hành điều tra theo thẩm quyền, gồm:

+ Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động;

+ Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;

+ Đề nghị giám định kỹ thuật, pháp y (nếu cần thiết);

+ Phân tích kết luận về diễn biến, nguyên nhân, mức độ vi phạm, hình thức xử lý đối với người có looic, các biện pháp khắc phục, phòng ngừa…

– Lập Biên bản điều tra tai nạn lao động;

– Lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động trong thời hạn:

+ Không quá 4 hoặc 7 ngày đối với tai nạn lao động nhẹ hoặc nặng;

+ Không quá 20 hoặc 30 ngày đối với tai nạn lao động làm 02 người bị thương nặng hoặc chết người;

– Trong thời hạn 03 ngày sau khi công bố phải gửi Biên bản điều tra tai nạn lao động và Biên bản công bố biên bản điều tra tai nạn lao động tới: Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội 01 bộ; NLĐ 01 bộ; Công đoàn 01 bộ; NSDLĐ 02 bộ (01 bộ gửi Hội đồng Giám định Y khoa-pháp y sau khi NLĐ ra viện để giám định tỷ lệ thương tật, và 01 bộ lưu)

– NLĐ ra viện thì sao hồ sơ (Giấy ra viện, bệnh án, giấy chứng nhận tổn thương)

– NSDLĐ giới thiệu NLĐ đến Hội đồng giám định y khoa của tỉnh để giám định sức khỏe ( mẫu hồ sơ khám sức khỏe theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế), kèm theo hồ sơ: (Biên bản điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, Bệnh án, giấy chứng nhận tổn thương, CMTND photo của NLĐ).

– Sau khi có kết quả giám định thương tật NSDLĐ lập hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ gồm:

  1. Sổ bảo hiểm xã hội.
  2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú,
  3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
  4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn nghề nghiệp của người sử dụng lao động.

Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn nghề nghiệp thì có thêm hồ sơ vụ tai nạn giao thông, cụ thể các giấy tờ sau:

 – Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao).

 – Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao).

Nếu không có hồ sơ vụ tai nạn giao thông của cơ quan Công an thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của NSDLĐ hoặc thân nhân của NLĐ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về lĩnh vực lao động, hãy truy cập ngay: Luật lao đông việt nam 2021

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây