Khiếu nại về sa thải lao động nộp ở đâu?

0
1358

Nội dung câu hỏi:

Chào luật sư, cho em hỏi luật sư tư vấn về trường hợp người lao động muốn khiếu nại về sa thải lao động nộp ở đâu? Thủ tục và quy định pháp luật liên quan như thế nào? cụ thể: Em vào làm công ty từ năm 2008 đến 3/2013 thì em nghỉ thai sản, đến tháng 9/2013 em đi làm trở lại nhưng công ty không bố trí công việc cho em làm, bảo em tự viết đơn xin nghỉ việc,

Lý do giờ không còn vị trí như củ, em không đồng ý viết đơn, nên công
ty không bố trí việc làm để em ngồi chơi, xin nói thêm em làm ở phòng hành chánh nhân sự, cho em
xin hỏi em làm đơn thư khiếu nại thì nộp ở đâu và thủ tục khiếu nại mất bao lâu để giải quyết đơn
thư.

Trả lời câu hỏi:

Chào bạn! Xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến
V-Law chúng tôi. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Tại Điều 132 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Người bị xử lý
kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất
nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật
quy định”.

Như vậy, bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên Thanh tra lao động hoặc ban
chấp hành công đoàn cơ sở để được giải quyết.

Hoặc bạn có thể gửi đơn đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp lao động cá nhân đó là Hòa giải viên lao động hoặc Tóa án nhân dân (Điều 200 Bộ luật Lao
động 2012)

Về thời hiệu yêu cầu giải quyết (Điều 202 Bộ luật Lao động 2012):

–  Đối với Hòa giải viên: là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra
hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

–  Đối với Tòa án: là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà
mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

————–

Câu hỏi thứ 2

Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được thanh toán
lương?

Em chào anh chị. Em có một vấn đề như sau ạ. Ngày 1/11 e có vào làm ở
một công ty, như giao kết thì lương của e là 4tr, thử ciệc 80% lương chính thức. Và không giao kết
gì thêm. Ngày 23/11, công ty cho em nghỉ việc vì lý do cãi sếp. Em có đến hỏi lương thì công ty chỉ
hẹn từ mùng 5 đến mùng 10. Tuy nhiên, hôm nay đã là 11, em có hỏi lương và bên công ty nói không có
một công ty hay tổ chức nào trả lương cho nhân viên thử việc mà bị đuổi việc cả. Vậy, trong trường
hợp này em có thể được nhận lương không ạ. Em cảm ơn anh chị.

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã
tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-Law, Đối với yêu cầu hỗ trợ
của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Bộ luật lao động năm 2012 quy định. Cụ thể:

Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên
thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp
đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn
hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm
dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng
lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi
bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Như vậy, trong thời gian thử việc thì bạn được hưởng mức lương thử
việc ít nhất bằng 85% mức lương của công việc. Ngoài ra, sau khi nghỉ việc thì công ty có
nghĩa vụ thanh toán tiền lương những ngày bạn làm việc mà chưa được hưởng; việc công ty không thanh
toán là vi phạm quy định pháp luật về lao động và với hành vi vi phạm trên thì sẽ bị xử phạt vi
phạm hành chính theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định 95/2013:

Điều 8. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng
lao động 

1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa
đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn
hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết;
không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi
chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc
làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho
người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục
xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động
theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: 

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người
đến 10 người lao động; 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây