Hành vi giữ văn bằng, chứng chỉ của người lao động

0
1184

 

Hành vi giữ văn bằng, chứng chỉ của người lao động

Tóm tắt câu hỏi:

Em đã gửi đơn lên phòng Lao động thương binh xã hội
quận nơi công ty em đang làm đăng ký giấy phép kinh doanh để xin lấy lại bằng cao đẳng gốc của em
đang bị công ty tạm giữ do khi ký hợp đồng lao động công ty của em không những không chịu trả bằng
gốc. Nhưng khi yêu cầu trả lại văn bằng thì giám đốc còn xông lên đòi đánh em nhưng có trưởng phòng
nhân sự ngăn cản kịp thời. Giám đốc còn nói: “chừng nào em nghỉ việc mới trả lại bằng, nhưng em
chưa hết hạn hợp đồng và em có xin nghỉ việc nhưng giám đốc không ký đơn”. Vậy giờ em phải làm như
thế nào  để lấy lại bằng và để được nghỉ việc.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-law. Với thắc mắc của bạn, V-law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Về việc giữ văn bằng, chứng chỉ người lao
động:

Theo quy định Điều 20 Bộ luật lao động 2012 những
hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao
động:

“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng,
chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện
pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao
động.”

Như vậy, việc giữ giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng
chỉ của người lao động là một hành vi cấm theo quy định của pháp luật lao động. Nếu người lao động
có hành vi thì sẽ bị xử phạt theo điểm a, khoản 2 Điều 5 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau
đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn
bằng, chứng chỉ của người lao động;”

Bạn có thể gửi đơn yêu cầu lên chính công ty yêu cầu
trả lại đơn yêu cầu. Nếu công ty không trả thì bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi giữ văn bằng,
chứng chỉ gốc của người lao động gửi lên Phòng thương binh lao động xã hội nơi công ty có trụ sở để
yêu cầu giải quyết cho trường hợp của bạn.

Về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động:

Vì bạn không nói rõ loại hợp đồng lao động của bạn
là loại hợp đồng lao động nào nên tùy vào loại hợp đồng của bạn để bạn có thể yêu cầu đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.

Theo Điều 37 Bộ luật lao động quy định về
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao
động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp
sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa
điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao
động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương
không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức
lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn
không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan
dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ
định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị
90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư
thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc
nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết
trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường
hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác
định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công
việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản
1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản
1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại
Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho
người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật
này.”

Như vậy,

– Nếu hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng lao động
không xác định thời hạn thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng sau khi báo trước cho người
sử dụng lao động trước ít nhất 45 ngày.

– Nếu hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng lao động
xác định thời hạn thì bạn phải báo trước cho người lao động theo khoảng thời gian như
sau:

+ Ít nhất 30 ngày với lý do đơn phương chấm
dứt:

Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn
không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân
cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước

+ Ít nhất 3 ngày với lý do đơn phương chấm
dứt:

Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm
làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao
động;

Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không
đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

 Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức
lao động;

Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90
ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời
hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

– Nếu hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng lao động
mùa vụ thì bạn phải báo trước cho người lao động trước ít nhất 3 ngày làm việc và với lý do theo
khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động trừ khoản 1 điểm e Điều 37.

– Nếu bạn là lao động nữ mang thai thì bạn có quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Thời hạn
mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định theo Điều 156 Bộ luật lao động.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa
chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì
liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ 
1900.6198
để được giải đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây