Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho người lao động

0
1461
Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm
cho người lao động. Xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quyền lợi người lao động.


 

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư. Tôi làm việc tại doanh nghiệp tư nhân từ tháng 7/2015.
Hiện tại, công ty có tất cả 9 nhân viên, nhưng chúng tôi không được tham gia bất kì loại bảo hiểm
nào, và cũng không có ngày nghỉ phép năm. Vì số lượng nhân viên ít nên chúng tôi cũng không có công
đoàn để đứng ra đòi hỏi quyền lợi cho mình. Xin hỏi luật sư, có quy định nào bắt buộc người sử dụng
lao động phải đóng BHXH cho người lao động và cho người lao động nghỉ phép năm không? Nếu có thì
chúng tôi những người lao động phải làm gì để người sử dụng lao động thực hiện các nghĩa vụ đó.
Mong được hồi đáp từ luật sư. Trân trọng!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, V-Law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Có quy định nào bắt buộc người sử dụng lao động phải đóng BHXH cho
người lao động và cho người lao động nghỉ phép năm không?

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn làm việc tại doanh nghiệp tư nhân từ tháng
7/2015, doanh nghiệp bao gồm tất cả 9 nhân viên, và không được tham gia bất cứ loại bảo hiểm nào,
và không được nghỉ phép năm.

Thứ nhất, đối với việc tham gia các loại bảo hiểm.

Theo Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trách nhiệm người sử
dụng lao động:

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng
bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ
tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc
vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản
1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội
đồng giám định y khoa.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho
người lao động.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người
lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động,
hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan
đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ
quan bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm
xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi
người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người
lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật
này
“.

Như vậy, với quy định này, khi ký kết hợp đông lao động với người lao động,
người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao
động.

Theo Điều 44 Luật Việc làm năm 2013 quy định về tham gia bảo hiểm thất
nghiệp:

1. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người
lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp
đồng làm việc có hiệu lực.

2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 của Luật này và trích tiền lương của từng người lao động theo
mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất
nghiệp.

3. Căn cứ vào tình hình kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Nhà nước
chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ theo mức do Chính phủ quy định tại khoản 3
Điều 59 của Luật này
“.

Với quy định trên, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải tham gia bảo hiểm
thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội sau 30 ngày, kể từ ngày hợp động lao
động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.

Với các quy định pháp luật trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm và
nghĩa vụ tham gia hai loại bảo hiểm cơ bản cho người lao động đó là: bảo hiểm xã hội bắt buộc và
bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ hai, người lao động nghỉ phép hàng năm.

Tại Điều 111 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghỉ hàng
năm:

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao
động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như
sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình
thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên
hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo
danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban
hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi
tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao
động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ
hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường
bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi
được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong
năm
“.

Người lao động có đủ 12 tháng làm việc trong một năm cho một người sử dụng
lao động, sẽ được nghỉ hàng năm và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động theo quy định trên.
Nếu bạn đáp ứng điều kiện về nghỉ hằng năm, bạn có quyền yêu cầu người sử dụng lao động giải quyết
cho việc nghỉ hằng năm của bạn theo quy định pháp luật.

Nếu có thì chúng tôi những người lao động phải làm gì để người sử
dụng lao động thực hiện các nghĩa vụ đó?

Với hành vi, người sử dụng lao động không đóng các bảo hiểm theo quy định
pháp luật cho người lao động, tại Điều 26 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định như
sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối
với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội
bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không
quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau
đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức
quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc
diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không
quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều
này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm
thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội
trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này
“.

Với quy định này, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ
18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thật nghiệp tại thời điểm lập biên bản
nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với hành vi người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời sẽ phải có các biện pháp khắc phục như quy định tại khoản 4 Điều 26
Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền trong xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực lao động để tố cáo hành vi này. Và yêu cầu người sử dụng lao động phải thực
hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Nếu, người sử dụng lao động không cho bạn nghỉ hằng năm khi đã có yêu cầu
của bạn, bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Theo khoản 2 Điều 14
Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ
hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết theo các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10
người lao động;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50
người lao động;

c) Từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100
người lao động;

d) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến
300 người lao động;

đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao
động trở lên
“.

Với hành vi trên của người sử dụng lao động, sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng
đến 1.000.000 đồng vi phạm từ 1 đến 10 người lao động về chế độ nghỉ hằng năm.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được

trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây