Tư vấn luật lao động đối với công nhân nữ mang thai

0
1210

Nội dung câu hỏi:

Em vào công ty làm việc từ ngày 12/3 đến ngày 16/4 thì bị sa thải với lý do mang bầu 2 tháng. Em cũng chưa ký hợp đồng với công ty và không có văn bản sa thải nào cả. Em được thông báo bị đuổi việc và không được trả lương. Cho em hỏi em muốn lấy được tiền lương 13 ngày công và gần 20 giờ tăng cả thì phải làm thế nào?

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới V-law, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trong trường hợp của này, công ty đã có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động được quy định tại Nghị định 95/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 88/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Hành vi không giao kết hợp đồng lao động với người lao động

Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

  • Sa thải lao động nữ vì lý do mang thai

Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

e) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

  • Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ

Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

  • a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

Phương án mà bạn có thể thực hiện trong trường hợp này để đòi tiền lương và tiền làm thêm giờ là khiếu nại đến cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án:

Về trình tự khiếu nại, khởi kiện ra tòa án Nghị định 24/2018/NĐ-CP nêu rõ:

Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án hoặc thực hiện khiếu nại lần hai theo quy định sau đây: Đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại; Đối với khiếu nại về giáo dục nghề nghiệp, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại; Đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại; Đối với khiếu nại về việc làm, người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án. Trường hợp người bị khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính.

Trân trọng!


Lưu ý: Tại thời điểm tìm hiểu có thể văn bản áp dụng đã hết hiệu lực, bạn tham khảo thêm quy định liên quan hoặc Gọi: 1900.6198 để được luật sư giải đáp, hỗ trợ nhanh nhất.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây