Người lao động nghỉ việc sau 7 ngày hưởng lương như thế nào?

0
1386

Luật sư tư vấn về vấn đề người lao động do con nhỏ, cha già yếu muốn xin nghỉ việc trong vòng thời gian 7 ngày có được trả đủ lươg hay không? Người lao động không được hưởng chế độ ngày nghỉ chủ nhật và lễ tết thì giải quyết như thế nào?

Nội dung tư vấn:

Kính thưa luật sư .   Tôi có một số thắc mắc về luật lao động …mong
luật sư tư vấn giúp dùm .  Tôi đang làm bảo vệ nữ ( cty bảo vệ tuyển ) làm được gần một
năm. Trong 3 ngày đầu tiên tôi làm việc , đội trưởng có đem tới một bản hợp đồng cho tôi ký ( tôi
quên mất là loại hợp đồng gì ), tôi có hỏi “vậy nhỡ tôi làm bảo vệ không hạp thì muốn nghỉ thì sao
?” Đội trưởng nói muốn nghỉ thì cứ báo trước 30 ngày thì mới được lãnh lương đầy đủ.. tôi đồng ý và
đã ký , đến nay tôi làm đã gần 1 năm.gia đình có việc ( cha già yếu , con còn nhỏ ) muốn tôi sắp
xếp nghỉ luôn trong tuần tới.Vậy xin hỏi luật sư , nếu tôi đưa đơn lên công ty và xin nghỉ vào 7
ngày sau…tôi có được hưởng lương đầy đủ không ạ… có phạm luật không ạ ?Xin nói thêm : tháng đầu
tôi làm ca 12 tiếng trong ngày .Qua tháng sau tôi làm 24/24 (nhân sự chỉ nói qua điện thoại )lãnh
lương khoán. Tôi đồng ý. Ngoài lương khoán đó ra , tôi chẳng có được chế độ gì cả.kể cả ngày chủ
nhật và lễ tết ….Rất mong luật sư tư vấn dùm.Xin cảm ơn luật sư nhiều ạ.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến V-Law, trường hợp
của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy
định tại Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của
người lao động của Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

1. Người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước
thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không
được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã
thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không
được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao
động;

c) Bị ngược
đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân
hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu
làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà
nước;

e) Lao động
nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền;

g) Người lao
động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động
xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao
động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động
chưa được hồi phục.

2. Khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho
người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3
ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều
này;

b) Ít nhất
30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao
động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp
quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với
trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được
thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao
động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy
định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Căn cứ theo quy
định tại Điều 43 về Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp
luật của Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

1. Không
được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp
đồng lao động.

2. Nếu vi
phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền
tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn
trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật
này.

Đối với trường
hợp này của bạn, bạn muốn nghỉ việc thì phải báo trước cho công ty bạn đang làm là ít nhất
30 ngày nếu như bạn không báo trước mà chỉ thông báo trước 7 ngày làm  việc thì bạn đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động trái  pháp luật. Nếu như bạn chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương
phù hợp với quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động thì bạn sẽ không vi phạm, không phải bồi thường
nửa tháng tiền lương, công ty sẽ phải trả đủ tiền lương đúng theo hợp đồng với bạn. Còn nếu như
trái với Điều 37 thì bạn sẽ phải bồi thường nửa tháng lương  cho công ty theo đúng quy định
của pháp luật.

Về ngày được
nghỉ chủ nhật,lễ tết:

Căn cứ theo quy
định tại Điều 110 về Nghỉ hằng tuần của Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

1. Mỗi tuần,
người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động
không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được
nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

2. Người sử
dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố
định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động
.

Căn cứ theo quy
định tại Điều 115 về Nghỉ lễ,tết của Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

1. Người lao
động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương
lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết âm
lịch 5 ngày;

c) Ngày
Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc
tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc
khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

e) Ngày Giỗ
Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động
là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này
còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Nếu những
ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được
nghỉ bù vào ngày kế tiếp
.

Căn cứ theo quy
định tại Điều 97 về Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm của Bộ luật lao động năm 2012 như
sau:

1. Người lao
động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang
làm như sau:

a) Vào ngày
thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày
nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày
nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng
lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao
động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền
lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao
động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương
theo công việc làm vào ban ngày.

Đối với trường
hợp này của bạn, bạn sẽ đưởng hưởng lương ít nhất 200% vào ngày nghỉ chủ nhật hàng tuần và vào ngày
nghỉ lễ, ngày nghỉ bạn sẽ được hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ tết, ngày
nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Nếu như phía bên công ty không chi trả
số tiền bạn làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ tết thì bạn có thể gửi đơn lên phía ban
lãnh đạo công ty để giải quyết hoặc phòng sở lao động thương binh xã hội hoặc gửi đơn ra tòa án để
giải quyết quyền lợi cho bạn về việc công ty không trả tiền lương cho bạn.

Trên đây là nội dung
tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật
sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây