Hậu quả của việc lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài bỏ trốn

0
1249

 

Hậu quả của việc lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài bỏ trốn.
Lao động bỏ trốn thì bên bảo lãnh có bị ảnh hưởng gì không?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư , em đang đi lao động bên  Nhật trước khi
đi có người nhà ký một hợp đồng bảo lãnh rằng nếu em bỏ trốn khỏi nơi làm việc thì người nhà sẽ bị
phạt 200 triệu đồng. Nay em đang làm ở công ty xây dựng ở Nhật họ bóc lột công việc vất vả lương
thì thấp. Vậy cho em hỏi nếu em bỏ ra ngoài và xin được visa tị nạn bên này thì hợp đồng bảo lãnh
có ảnh hưởng gì không ạ . Người nhà e có bị phạt không ạ. ? Mong quý luật sư giải đáp giúp em
!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V-law. Với thắc mắc của bạn, V-law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người
nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn
mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ.

Căn cứ vào Điều 55 Luật người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy đinh:

“1. Việc bảo lãnh được thực hiện trong các trường hợp sau
đây:

a) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo
quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo
lãnh.

2. Người bảo lãnh thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, tổ
chức sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động đối
với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp.

3. Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài và gây thiệt hại cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp mà
người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người bảo lãnh
phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bù đắp thiệt hại phát sinh do người lao động gây ra cho
doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. Sau khi bù đắp thiệt hại, nếu tài sản của người bảo lãnh
còn thừa thì phải trả lại cho người bảo lãnh.”

Như vậy, nếu như người lao động làm việc theo hợp đồng lao
động đi làm việc ở nước ngoài thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu kí hợp đồng bảo lãnh nhằm
đảm bảo cho hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trong trường hợp vi phạm hợp đồng  và gây ra thiệt hại
cho doanh nghiệp, dịch vụ, tổ chức sư nghiệp mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người kí bảo lãnh sẽ phải bù đắp thiệt hại bằng tài sản của mình
.

Bên cạnh đó căn cứ vào Theo quy định tại Điều 35 Nghị định
95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã
hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động  quy
định trường hợp “bỏ trốn khỏi ơi đang làm việc theo hợp đồng” thì có thể bị phạt tiền từ 80 triệu
đến 100 triệu đồng.

Nếu như hai bên đã kí kết hợp đồng lao động đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài, tuy nhiên nếu người lao động vi phạm hợp đồng có một trong các hành
vi trên thì ngoài việc phải bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng hai bên đã kí thì căn cứ theo
Điều 35 Nghị định 95/2013NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động thì người lao
động có thể bị phạt tiền từ 80 đến 100 triệu .

Như vậy ở đây trước khi bạn đi bố bạn có kí một hợp đồng bảo
lãnh với bên người sử dụng lao động  nếu bạn rời khỏi nơi làm việc trước thời hạn ngay cả khi
bạn đã trốn khỏi nơi làm việc và xin được visa tị nạn hợp pháp thì hành tức bạn đã vi phạm hợp
đồng  và đồng  nghĩa với việc hợp đồng bão lãnh đó có hiệu lực buộc bố bạn sẽ phải dùng
tài sản của mình để đền bù thiệt hại cho bên ngưởi sử dụng lao động theo như hợp đồng bảo lãnh đã
kí kết ngoài ra căn cứ vào  Nghị định 95/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao
động thì bạn còn có thể bị phạt từ 80 đến 100 triệu đồng.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích
hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc
bạn có thể liên hệ   1900.6198

để được giải
đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây