Hỏi về bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng lao động

0
1203
Tôi có một người em ký kết hợp đồng lao động
và đi lao động ở Đài Loan. Sau một thời gian, gia đình nhận được thông báo của Công ty nơi cô ấy
làm việc là cô ấy đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc của mình.


 Tóm tắt câu hỏi bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng lao động:

Tôi có một người em ký kết hợp đồng lao động và đi lao động ở
Đài Loan. Sau một thời gian, gia đình nhận được thông báo của Công ty nơi cô ấy làm việc là cô ấy
đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc của mình.

Gia đình cũng không biết rõ lý do tại sao cô ấy lại bỏ trốn
như vậy. Luật sư cho hỏi cô ấy có bị xử phạt gì không và quy định như thế nào trong Luật? Cảm
ơn.

Luật sư tư vấn bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng lao động: 

 Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập –
Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của
bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

1. Về hành vi bỏ trốn của em
bạn:

Điều 7 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài  quy định về các hành vi bị cấm như sau:

“1. Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định
của Luật này.

2. Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người
khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.

3. Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang
trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người
lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu
vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận
người lao động cho phép.

5. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.

6. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.

7. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi
chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật
này.

8. Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn
khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.

9. Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng
lao động.

10. Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại
nước ngoài trái quy định của pháp luật.

11. Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc
doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài.”

Như vậy, hành vi của em bạn bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc
của mình là một trong các hành vi bị cấm đối với người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước
ngoài và trái với quy định của pháp luật.

2. Về mức độ xử phạt đối với hành vi của em
bạn:

Điều 35 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng quy định:

“2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp
đồng lao động, hết hạn cư trú;

b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp
đồng;

c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà
không đến nơi làm việc theo hợp đồng;

d) Lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động
Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu
quả:

a) Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại
các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này;

b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02
năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05
năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này.”

 

Như vậy, đối với hành vi của em bạn, em bạn sẽ
phải:

– Bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 80
triệu đến 100 triệu.

– Buộc phải về nước, rời khỏi nước đang lao
động.

– Không được đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn hai
năm.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ để được giải đáp.

 

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây