Lấy lại chứng chỉ được cử đi học sau khi chấm dứt hợp đồng lao động?

0
1248
Lấy lại chứng chỉ được cử đi học sau khi
chấm dứt hợp đồng lao động? Có được trả chứng chỉ hành nghề khi chấm dứt hợp đồng lao
động?


Tóm tắt câu hỏi:

Các anh chị ơi cho em hỏi: Trước đây em có làm
việc tại khách sạn Inter continnental Hanoi West lake, và khi có đoàn kiểm tra về bằng cấp chứng
chỉ cứu hộ bể bơi thì khách sạn có cử em đi học lấy chứng chỉ. Bây giờ em đã chấm dứt hợp đồng với
khách sạn trên thì liệu em có được lấy lại cái bằng chứng chỉ cứu hộ đó không, trên bằng đó có ảnh
và tên đầy đủ của em vì em có hỏi nhưng khách sạn nói đó là tài sản của khách sạn cho nên ko trả
lại. Vậy có được tính là nhân sự không được giữ bằng cấp của nhân viên theo luật không
ạ?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình
đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được
đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp của bạn, việc công
ty gửi bạn đi học để lấy chứng chỉ được coi là việc cử bạn đi đào tạo nghề. Căn cứ Điều 62

thì việc đào tạo nghề phải
được lập thành hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề gồm nội dung sau:

“- Nghề đào tạo;

– Địa điểm đào tạo, thời hạn đào
tạo;

– Chi phí đào tạo;

– Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho
người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

– Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào
tạo;

– Trách nhiệm của người sử dụng lao
động.”

Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ
hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực
hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài
thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước
ngoài.

Theo đó, khi bạn hoàn tất việc đào tạo và có chứng
chỉ, bạn phải làm việc trong thời gian theo sự cam kết giữa bạn với công ty được ghi nhận trong hợp
đồng đào tạo nghề. Trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty rơi
vào các trường hợp:

“- Chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn
cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề và việc đơn phương chấm dứt hợp đồng là đúng pháp
luật theo Điều 37 Bộ luật lao động 2012 thì người lao động phải chịu trách nhiệm hoàn trả chi
phí đào tạo thực tế cho người sử dụng lao động.

– Chấm dứt hợp đồng trước khi hết thời hạn cam
kết trong hợp đồng đào tạo nghề và việc đơn phương chấm dứt hợp đồng là trái pháp luật
trái với Điều 37 Bộ luật lao động 2012 thì người lao động có nghĩa vụ trả các
khoản chi phí đào tạo thực tế cho người sử dụng lao động, không được trợ cấp thôi việc và
phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; nếu vi
phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền
tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo
trước.

– Chấm dứt hợp đồng lao động khi hết thời hạn cam
kết trong hợp đồng đào tạo nghề và việc đơn phương chấm dứt có thể đúng hoặc không đúng pháp luật
thì người lao động không phải trả chi phí đào tạo, còn đối với các khoản khác được phân tích như
trên.”

Mặt khác, theo quy định tại Điều 20 Bộ luật lao
động 2012 quy định về những hành vi mà chủ sử dụng lao động không được làm như
sau:

“Điều 20. Những hành vi người sử dụng
lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản
chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu
người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp
đồng lao động.”

 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật
lao động qua tổng đài:
 1900.6198

Như vậy, về nguyên tắc
chủ sử dụng lao động không có quyền giữ chứng chỉ của bạn. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng (dù đúng pháp luật hoặc không đúng pháp
luật)
: Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn
thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao
động đã giữ lại của người lao động.

Như thế, trong
tất cả các trường hợp, công ty bạn vẫn phải trả lại chứng chỉ đào tạo nghề cho
bạn.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây