Hàng năm có phải xây dựng và đăng ký thang bảng lương không?

0
1369

Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dụng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. Như vậy, hàng năm có phải xây dựng và đăng ký thang bảng lương không? 

hằng năm có cần đăng ký và xây dựng bảng lương không?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Mời bạn đọc tham khảo quy định mới nhất về bảng lương tại: bảng lương năm 2021

Pháp luật quy định thế nào về xây dựng thang lương và đăng ký thang bảng lương?

Căn cứ Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động bộ luật lao động năm 2019 quy định:

“Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.”

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Vậy trong Bộ luật lao động có quy định về xây dựng thang bảng lương rằng doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang bảng lương để làm cơ sở để tuyển dụng. Vậy với các doanh nghiệp, có bắt buộc phải xây dựng thang bảng lương, dù là doanh nghiệp nhỏ thì cũng cần có một thang bảng lương nhất định để đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Nếu bạn muốn biết thêm quy định pháp luật về lĩnh vực lao động, hãy tham khảo tại luật lao đông việt nam 2021

Doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương thì sẽ bị xử phạt hành chính

Căn cứ theo Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng

Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

(i) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;

(ii) Không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

(iii) Khi thay đổi hình thức trả lương, người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện;

(iv) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;

(v) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;

(vi) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.

Vậy nếu doanh nghiệp bạn không xây dựng thang bảng lương thì có thể sẽ bị phạt 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Nếu doanh nghiệp không có thang lương, bảng lương thì vô hình chung doanh nghiệp chỉ có duy nhất một bậc lương ( bậc 1). Người lao động rơi vào tình trạng dù làm việc có thâm niên lâu bao nhiêu cũng chỉ hưởng lương bậc 1; mức lương tuyệt đối được hưởng của người lao động chỉ khác đi khi mức lương tối thiểu được điều chỉnh. Chính vì thế cần xây dựng thang bảng lương để có thể phân chia rõ ràng các cấp bậc đó cũng là căn cứ để hàng năm doanh nghiệp kiểm tra tay nghề, nâng bậc cho công nhân theo con đường phấn đấu đi lên của họ, hay cũng như có sự khác biệt giữa người làm lâu năm hay mới làm.

Hàng năm có phải xây dựng và đăng ký thang bảng lương không?

Khi bắt đầu đi vào hoạt động có thuê lao động ngoài việc doanh nghiệp báo cáo khai trình lao động cần phải xây dựng hệ thống Thang Bảng Lương để nộp cho phòng lao động Quận.

Khi có sự thay đổi về mức lương tối thiểu vùng mà mức lương tối thiểu trong Thang Bảng Lương doanh nghiệp đã nộp Phòng Lao Động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện tại thì người sử dụng laoo động cũng phải xây dựng lại thang bảng lương nộp lại cho Phòng Lao Động.

Như vậy, theo quy định của pháp luật người sử dụng lao động đã xây dựng và đăng ký thang bảng lương rồi thì chỉ khi có sự thay đổi về mức lương tối thiểu vùng mà mức lương tối thiểu trong Thang Bảng Lương doanh nghiệp đã nộp Phòng Lao Động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện tại thì người sử dụng lao động mới phải xây dựng lại thang bảng lương nộp lại cho Phòng Lao Động chứ không cần xây dựng và đăng ký định kỳ hàng năm.

Ví dụ: Doanh nghiệp các bạn sẽ phải xây dựng hệ thống thang bảng lương khi mới thành lập, và nếu có sự thay đổi về mức lương, sẽ phải xây dựng và nộp lại. cụ thể: năm 2019 áp dụng mức lương tối thiểu vùng đối với vùng 1 3,9 triệu đồng/tháng, đến năm 2020, mức lương tối thiểu vùng đối với vùng 1 tăng lên là 4,42 triệu đồng/tháng, thì các bạn sẽ phải xây dựng lại và nộp lại.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây