Người lao động được tạm ứng lương tối đa là bao nhiêu?

0
958

Tạm ứng tiền lương được Bộ luật Lao động quy định nhằm mục đích chủ yếu là giúp người lao động kịp thời khắc phục những khó khăn gặp phải trong cuộc sống, trong thời gian nghỉ việc hoặc phải nghỉ việc không có tiền lương. Vậy người lao động được tạm ứng lương tối đa là bao nhiêu? 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định chung về tạm ứng lương

Điều 101 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tạm ứng tiền lương như sau: “1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi. 2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương. 3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ”.

Các trường hợp được tạm ứng theo quy định của pháp luật hiện hành như sau: (i) Hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán mà công việc phải làm trong nhiều tháng; (ii) Thực hiện nghĩa vụ công dân (khoản 2 Điều 101); (iii) Nghỉ hàng năm (khoản 3 Điều 101); (iv) Tạm đình chỉ công việc (khoản 2 Điều 128); (v) Theo thỏa thuận (khoản 1 Điều 101): Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.

Với những quy định này có thể thấy, việc tạm ứng tiền lương của người lao động khi áp dụng Bộ luật Lao động mới không có bất cứ thay đổi nào so với hiện nay. Đây được coi là sự ghi nhận cũng như bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động.

Người lao động được tạm ứng lương tối đa là bao nhiêu?

Với mỗi trường hợp nêu trên, người lao động sẽ được tạm ứng tiền lương với một mức khác nhau. Cụ thể, trường hợp hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán mà công việc phải làm trong nhiều tháng. Để bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động, khoản 3, điều 97 Bộ Luật Lao động năm 2019 nêu rõ: Hàng tháng, người lao động được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. Điều này đồng nghĩa với việc, mức lương tạm ứng sẽ phụ thuộc vào khối lượng, số lượng công việc người lao động đã làm trong tháng. Và theo cách người lao động, làm nhiều ứng nhiều, làm ít ứng ít.

Khi nghỉ hàng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

(i) Trường hợp thực hiện nghĩa vụ công dân: Về trường hợp này, khoản 2, điều 101 Bộ Luật Lao động mới có nêu: Mức lương tạm ứng tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 1 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

(ii) Trường hợp nghỉ hàng năm: Như đã đề cập, khi nghỉ hàng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Trong đó, theo điều 113 Bộ Luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm: 12 ngày làm việc nếu làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc nếu là lao động chưa thành niên, người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày làm việc nếu làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Nếu làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm được tính theo tỉ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Pháp luật chỉ quy định mức lương tạm ứng tối thiểu trong trường hợp này, mà không quy định mức tối đa. Do đó, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để tạm ứng số tiền lớn hơn tiền lương của những ngày nghỉ.

(iii) Trường hợp tạm đình chỉ công việc: Để người lao động có khoản thu nhập trong những ngày bị tạm đình chỉ công việc, pháp luật cho phép người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Nếu có bị xử lý kỷ luật lao động thì người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

(iv) Trường hợp thỏa thuận: Khoản 1, điều 101 Bộ Luật Lao động năm 2019 ghi nhận sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động trong việc tạm ứng tiền lương về điều kiện cũng như mức tạm ứng. Trên cơ sở này, pháp luật không hạn chế mức tối đa mà người lao động được tạm ứng. Tuy nhiên, người sử dụng lao động không được tính lãi với số tiền tạm ứng này.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây