Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật

0
1508

Tạm hoãn hợp đồng lao động là tạm thời ngừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động đã cam kết trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của các bên hợp đồng

Tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) là sự kiện pháp lí nhằm tạm dừng HĐLĐ trong thời gian nhất định về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí trong HĐLĐ giữa hai bên trong thời gian nhất định. Do đó, có thể hiểu trong thời gian tạm hoãn HĐLĐ không phát sinh các quyền và nghĩa vụ lao động.

Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động

Căn cứ Điều 32 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau: (i) Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự; (ii) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; (iii) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; (iv) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật Lao động ; (v) Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

Căn cứ Điều 156 Bộ luật Lao động năm 2012: Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Như vậy , ngoài 4 trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, các bên còn có thể thỏa thuận các trường hợp khác người lao động có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Tạm hoãn HĐLĐ là một sự kiện pháp lí đặc biệt. Nó biểu hiện là sự tạm thời không thực hiện các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong một thời hạn nhất định. Như vậy, ở đây HĐLĐ không phải bị hủy bỏ hay hết hiệu lực. Hết thời hạn tạm hoãn, nói chung hợp đồng lại được tiếp tục thực hiện.
Căn cứ Điều 33 Bộ luật Lao động năm 2012 thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ người lao động có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động  phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Theo đó, Điều 10 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể như sau: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt. người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong HĐLĐ đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong HĐLĐ đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết HĐLĐ mới.

Luật sư có thể cung cấp những dịch vụ pháp lý về lao động nào?

Hợp đồng lao động: Tư vấn các vấn đề pháp lý đối với Hợp đồng lao động và các hợp đồng liên quan khác. Soạn thảo hợp đồng lao động nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của các bên;
Nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể: Tư vấn, xây dựng, đưa ra giải pháp và soạn thảo, đăng ký thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động phù hợp với hoạt động kinh doanh, mô hình sản xuất của doanh nghiệp;

Xử lý kỉ luật: Tư vấn về điều kiện, quy trình xử lý kỷ luật người lao động, đánh giá tính hợp pháp của quyết định xử lý kỷ luật lao động, về tiền bồi thường, trợ cấp thôi việc, mất việc, thất nghiệp và các trợ cấp có liên quan khác, đại diện cho doanh nghiệp đám phán các vấn đề về thủ tục xử lý kỉ luật;
Giải quyết tranh chấp lao động: Hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng, đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện cho doanh nghiệp/người lao động tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp lao động;
Công đoàn: Tư vấn và hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý đối với quy chế và quá trình hoạt động của công đoàn, cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan đến chính sách, kinh phí công đoàn…;
Bảo hiểm xã hội: Tư vấn, rà soát, đăng kí, kê khai và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… và nghĩa vụ của doanh nghiệp, người lao động trong công tác bảo hiểm. Soạn thảo, hoàn thiện và đăng kí thang lương, bảng lương cho doanh nghiệp;
Tuyển dụng, đào tạo, học nghề: Tư vấn, rà soát và đưa ra các giải pháp về các vấn đề pháp lý đối với quy trình tuyển dụng nhân sự, đào tạo, học nghề; cập nhật các văn bản pháp luật và các chính sách mới liên quan dạy nghề, học nghề;
Hoàn thiện và cung cấp các biểu mẫu: Các hợp đồng và các quyết định ban hành,…

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây