Các khoản bồi thường khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng

đơn phương chấm dứt hợp đồng, người lao động, trái pháp luật

0
1162

Các khoản bồi thường khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi làm việc tại công ty được 10 năm 06 tháng vì lý do công việc tôi được công ty bổ nhiệm làm hạt phó từ 12/2015 nhưng trong thời gian từ đó đến nay công ty điều động tôi đi lái máy công trình. Nên tôi đã làm đơn xin thôi việc kể từ ngày 11/04/2016. Đến ngày 15/05/2016 công ty đã gửi thông báo là tôi phải làm việc lại nếu không thì công ty sẽ chấm dứt hợp đồng với tôi và buộc tôi phải bồi thường các khoản theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài những khoản trên công ty còn buộc tôi phải bồi thường một phần tiền thiệt hại do công ty bị chậm tiến độ (tôi không thuộc biên chế lái máy). Hợp đồng của tôi là hợp đồng không thời hạn. Vậy tôi xin được nhờ luật sư tư vấn cho tôi rằng công ty giải quyết như vậy có thỏa đáng không. Xin cảm ơn ?

Với thắc mắc của bạn, Công ty  LUẬT V-LAW xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật lao động 2012.

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 37 Bộ luật lao động 2012 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhấtđịnh có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người  ao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.” Hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày đồng thời đưa ra căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải là một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2012.

Nếu bạn vi phạm thời hạn báo trước đồng thời không đưa ra căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định trên thì hành vi của bạn như trên là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Căn cứ Điều 43 Bộ luật lao động 2012 quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng alo động trái pháp luật gồm:

– Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

– Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

– Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động 2012.

Nếu công ty điều động bạn đi lái máy công trình và bạn đồng ý thì việc bạn nghỉ việc gây thiệt hại cho công trình bạn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại này.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây