Vai trò của nhà nước trong lao động

vai trò của nhà nước, quan hệ lao động, trọng tài, tư vấn, hỗ trợ, người quản lí

0
4333

Trong lĩnh vực lao động, nếu nhìn ở những bình diện khác nhau, có thể thấy nhà nước thực hiện các hoạt động của mình với những vai trò rất quan trọng.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia: Trần Thị Thu Hoài – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Vai trò của Nhà nước là người quản lí lao động

Nhà nước được nhìn nhận trước hết là người quản lí lao động. Chức năng quản lí kinh tế – xã hội nói chung là chức năng cơ bản của nhà nước. Do đó, trong nội dung quản lí của nhà nước không thể không có việc quản lí lao động.

Chủ thể quan trọng nhất có quyền lực chính trị thực hiện việc tổ chức, quản lí xã hội. Nhưng việc quản lí xã hội không thể là cái gì đó chung chung mà nó phải mang những nội dung kinh tế – xã hội nhất định. Trong lĩnh vực lao động, nhà nước phải nắm vững được cung, cầu lao động, những diễn biến trong sự vận động của thị trường lao động, việc xác lập, chấm dứt quan hệ lao động… nhằm kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ lao động phát triển đúng hướng, mang lại lợi ích cho người dân và cho chính nhà nước và xã hội.

Vai trò của nhà nước trong quan hệ lao động

Nhà nước là người sử dụng lao động lớn nhất trong xã hội. Tuy nhiên danh từ nhà nước ở đây cần được hiểu cho đúng nghĩa, đó là khái niệm trừu tượng, đó là “nhà nước ảo”. Về về phương diện thực tiễn, nhà nước sử dụng lao động thông qua hệ thống các cơ quan, xí nghiệp và đơn vị do nhà nước tổ chức và quản lí. Các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhà nước trung ương tới địa phương thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vưc đều thể trở thành “người sử dụng lao động” theo quy định của luật.

Với hoạt động cải cách hành chính và đổi với chính sách sử dụng lao động trong các cơ quan hành chính – sự nghiệp của nhà nước, các cơ quan của nhà nước càng trở thành nơi thu hút lực lượng lao động lớn trong cả nước. Riêng các doanh nghiệp nhà nước đã thu hút và sử dụng một lực lượng lao động lớn của cả nước. Lực lượng lao động được thu hút bởi các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước có khả năng sẽ thay đổi nhiều trong thời gian tới do những thay đồi của cơ cấu kinh tế và quan điểm về việc làm của người dân cũng như các lí do, trong đó có pháp luật.

  • Vai trò người tư vấn, hỗ trợ quá trình xác lập và vận hành quan hệ lao động

Nhà nước đóng vai trò là người tư vấn quan trọng của quá trình sử dụng lao động trong xã hội. Hệ thống các cơ quan lao động, hệ thống các đơn vị sự nghiệp sẽ thực hiện vai trò là cơ quan tư vấn cho các bên trong quan hệ lao động. Bên cạnh sự phát triển của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, hệ thống tư vấn nhà nước về lao động vẫn phát triển để thực thi trách nhiệm mà pháp luật đã đặt ra nhằm tạo cho thị trường lao động một vẻ thông thoáng và cập nhật. Sở dĩ có sự tham gia tích cực của nhà nước vào lĩnh vực này là do có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của nhà nước trong bối cảnh mới.

  • Vai trò là trọng tài quyền lực

Khi xuất hiện các mâu thuẫn, các xung đột, các bên trong quan hệ lao động cũng có thể tự mình đứng ra giải quyết các mâu thuẫn, các xung đột đó. Nhưng không phải trong mọi trường hợp các bên đều có thể dễ dàng chấp nhận hoặc có thể thỏa thuận được với nhau. Trong trường hợp đó, sự xuất hiện của nhà nước với tư cách là trọng tài quyền lực là một sự cần thiết.

Các thể chế, thiết chế tài phán và phi tài phán được nhà nước thiết lập ra những trách nhiệm xã hội nhất định phục vụ cho việc dàn xếp các xung đột trong lao động có vị trí hết sức quan trọng. Bởi vì sự dàn xếp đó không chỉ tạo ra những điều kiện giác ngộ các bên về quyền, nghĩa vụ, lợi ích mà còn tạo ra được những hiệu quả pháp lí nhất định nhằm giải quyết dứt điểm các xung đột đã xảy ra và ngăn ngừa các xung đột mới có thể sẽ xảy ra.

  • Nhà nước là một bên của quan hệ lao động

Theo quan điểm hiện đại, nhà nước là một bên trong quan hệ lao động chứ không chỉ đứng ngoài quan hệ lao động. Quan hệ lao động là loại quan hệ xã hội hai bên, tức là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động chỉ đúng được một phần. Đó là quan hệ mang tính nguồn gốc, có tính chất trực tuyến và là quan hệ cá nhân, xuất phát từ nhu cầu mua – bán sức lao động. Nhưng quan hệ đó không thể tiếp tục duy trì như một quan hệ dân sự thông thường được. Các bên trong quan hệ lao động, do thường xuyên có xung đột về quyền lợi vì cùng có công tạo nên các giá trị nên khó có thể duy trì quan hệ một cách bình thường.

Đã có sự giải thích tại sao lại xuất hiện nhà nước trong môi quan hệ lao động, ở đó chủ yếu cho ràng do xảy ra các tranh châp lao động nên nhà nước tham gia để giải quyết các tranh châp lao động đó. Thực ra việc nhà nước tham gia vào quan hệ lao động không phải chỉ để giải quyết các mâu thuẫn, các tranh châp lao động đã phát sinh giữa các bên. Việc tham gia của nhà nước chính là ở chỗ nhằm ngăn ngừa các xung đột có thể xảy ra và có thể tác động xấu đến nền kinh tế-xã hội.

Xem thêm:

Vai trò của pháp luật lao động 

Pháp luật lao động đảm bảo lợi ích xã hội bằng các quy định về vấn đề giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp, quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc và mở rộng các chế độ bảo hiểm xã hội; bảo vệ người lao động, nhất là nhóm lao động yếu thế như lao động tàn tật, lao động trẻ em, lao động nữ… và duy trì các quỹ tập trung để giải quyết các vẩn đề xã hội nêu trên. Việc bảo vệ người lao động và giải quyết các vấn đề xã hội phải đồng bộ với từng bước phát triển và kèm theo những chính sách hồ trợ, ưu đãi về kinh tế thoả đáng để không biến doanh nghiệp thành các tổ chức từ thiện. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ lao động, phát huy sức mạnh tổng họp của giới lao động và sử dụng lao động, tạo ra sự phát triển bền vững, ổn định chính trị xã hội, giảm thiểu những mặt trái, những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường.

Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây