Quản lý nhà nước về lao động theo quy định pháp luật

0
5753

Lao động là nguồn tài nguyên quý giá nhất của một quốc gia. Chính vì vậy, mỗi quốc gia trong hệ thống chính sách của mình, đều quan tâm tới việc quản lý nhà nước về lao động và luôn tìm cách thực hiện việc quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin liên quan dến vấn đề quản lý nhà nước về lao động. 

Nhà nước quản lý về lao động như thế nào?
       Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

Điều 212. Nội dung quản lý nhà nước về lao động:

1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao động.

2. Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và biến động cung, cầu lao động; quyết định chính sách tiền lương đối với người lao động; quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề; xây dựng khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp. Quy định danh mục nghề chỉ được sử dụng lao động đã qua đào tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

3. Tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học về lao động; thống kê, thông tin về lao động và thị trường lao động, về mức sống, tiền lương và thu nhập của người lao động; quản lý lao động về số lượng, chất lượng và biến động lao động.

4. Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; thúc đẩy việc áp dụng quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động; thực hiện việc đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

 5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật. 6. Hợp tác quốc tế về lao động”.

Khái niệm quản lý nhà nước về lao động

Dưới góc độ pháp luật lao động, quản lý nhà nước về lao động là một chế định của luật lao động. Nó bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quản lý lao động giữa nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội.

Các hành vi quản lý lao động, các hoạt động sử dụng lao động, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động… Thuộc phạm vi của quản lý nhà nước về lao động và vì vậy được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật lao động.

Quản lý nhà nước về lao động là hình thức quản lý đặc biệt và có hiệu quả to lớn trong thực tiễn. Điều này có được là nhờ ở chức năng của nhà nước cũng như từ sức mạnh vốn có của bản thân nhà nước. Quyền lực, tính bắt buộc chính là những yếu tố không thể thiếu được và có tính đặc thù trong quản lý về lao động.

Đặc điểm về chủ thể quản lý, tính chất quản lý và mục tiêu quản lý chính là lý do căn bản tạo nên sự khác biệt giữa quản lý nhà nước về lao động so với các dạng quản lý khác được sử dụng trong các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nhà nước.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về lĩnh vực lao động hãy tham khảo: Luật lao đông việt nam

Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về lao động

Theo quy định của pháp luật, có bảy nội dung cơ bản, theo đó có thể phân thành ba nhóm như sau:

Nhóm một: Bao gồm các nội dung pháp lý chung phục vụ cho nhu cầu phát triển lực lượng lao động.

Nhóm hai: Bao gồm các nội dung nhằm tạo điều kiện cho việc xác lập – duy trì và phát triển quan hệ lao động.

Nhóm ba: Bao gồm các nội dung nhằm đảm bảo cho sự duy trì, ổn định làm lành mạnh môi trường lao động và quan hệ lao động.

Tuy nhiên nếu nhìn tổng quát, quản lý nhà nước về lao động có thể quy về hai mảng nội dung cơ bản là:

(i) Xây dựng chính sách pháp luât và tổ chức, hướng dẫn thi hành các chính sách, pháp luật lao động liên quan tới việc làm, thị trường lao động, việc điều chỉnh mối quan hệ lao động, tiền lương và thu nhập của người lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, chế độ sử dụng lao động, chính sách hợp tác quốc tế về lao động…

(ii) Thực hiện sự điều hành cả ở tầm vĩ mô và vi mô đối với quá trình quản lý lao động, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực thi chính sách, pháp luật lao động xử lý các vi phạm pháp luật lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động.

nội dung quản lý lao động của nhà nước
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động

Từ trước đến nay, việc quản lý đã được giao cho hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Sở dĩ đó là xuất phát từ chức năng của hệ thống các cơ quan đó như điều kiện và khả năng thực hiện công tác quản lý các mặt đời sống xã hội của nó.

Chính phủ là cơ quan quản lý có thẩm quyền chung cao nhất. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và trước nhà nước về toàn bộ công tác quản lý nhà nước về lao động.

Chính phủ phải xây dựng một bộ máy quyền lực nhà nước để phục vụ cho việc quản lý về lao động của mình.

Hoạt động này mang tính hành chính nhà nước do đó Chính phủ và các cơ quan do Chính phủ thành lập sẽ sử dụng các biện pháp hành chính là chủ yếu nhằm thực thi nhiệm vụ của mình.

Hệ thống các cơ quan thuộc quyền chỉ đạo điều hành của Chính phủ có hai loại: Hệ thống các cơ quan chuyên ngành (cơ quan lao động) và hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và các địa phương.

Các biện pháp quản lý nhà nước về lao động

Để thực hiện quản lý về lao động có hiệu quả, nhà nước không chỉ dựa vào hệ thống các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, có trách nhiệm mà còn phải biết đề ra và sử dụng các biện pháp quản lý thích hợp. Theo quy định của pháp luật các biện pháp chủ yếu được sử dụng nhằm thực hiện công tác về lao động bao gồm: Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động, các luật, pháp lệnh về lao độg; Ban hành các chính sách, các quy định nhằm tổ chức tốt các hoạt động chức năng của hệ thống các cơ quan quản lí về lao động; Xây dựng chính sách phục vụ cho sự vận hành của thị trường lao động.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây