Tự ý đóng bảo hiểm xã hội khi công ty không đóng cho người lao động

0
1291
Tự ý đóng bảo hiểm xã hội khi công ty không
đóng cho người lao động. Các đối tượng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc.


Tóm tắt câu hỏi:

Vui lòng tư vấn giúp em: trường hợp doanh nghiệp ký
thỏa thuận thuê khoán việc với người lao động thời hạn dưới 3 tháng, tiền lương trả cho người lao
động trong thỏa thuận có ghi đã bao gồm cả BHXH, BHYT và trong thỏa thuận ghi “người lao động tự
đóng BHXH, BHYT” như vậy có đúng không?

Câu hỏi được biên tập và đăng tải bởi Bộ phận tư vấn về pháp
luật bảo hiểm xã hội
 – Phòng trợ giúp pháp lý trực tuyến miễn phí V-Law

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, V-Law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Căn cứ Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Bộ
luật lao động quy định như sau:“Điều 22. Loại hợp đồng lao động

1.Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong
các  trường hợp sau đây:

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng.”

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp ký
kết thỏa thuận thuê khoán việc với người lao động thời hạn dưới 03 tháng thì theo quy định trên sẽ
là hợp đồng theo một công việc nhất định có thời hạn 12 tháng.

Căn cứ mục 1.2, Khoản 1, Điều 4 quy
định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.“Điều 4. Đối tượng tham gia theo

quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

1. Người lao động là công dân Việt
Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

1.2. Người làm việc theo hợp đồng
lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 1/1/2018)”

Do đó, trường hợp người lao động kí
kết hợp đồng thuê khoán việc với người lao động có thời hạn dưới 03 tháng thì thuộc đối tượng phải
đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy thỏa thuận giữa người sử
dụng lao và người lao động về trả lương cho người lao động đã bao gồm cả BHXH, BHYT là hoàn toàn
đúng theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Khoản 2, Điều 21. Luật bảo hiểm
xã hội 2014 quy định “Điều 21. Trách nhiệm của người sử

dụng lao động

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy
định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1
Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, trong trường hợp người sử
dụng lao động thỏa thuận việc người lao động tự thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội thì theo quy
định trên là trái quy định của pháp luật vì người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm
xã hội cho người lao động và trích phần tiền lương hàng tháng theo phần trăm quy định pháp luật để
thực hiện việc đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Mức đóng bảo hiểm xã
hội:

Căn cứ theo Quyết định 595 QĐ-BHXH ban
hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động
– bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định mức đóng như
sau:

– Người sử dụng lao động gồm: BHXH là
17%, BHTNLĐ – BNN là 0,5%, BHYT là 3%, BHTN là 1%.

– Người lao động gồm: BHXH 8%, BHYT
1,5 %, BHTN là 1%.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây