Tự ý nghỉ việc không báo trước có vi phạm luật lao động không?

0
1237

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào, Luật sư có thể giải đáp giúp em vẫn đề này không ạ? Em làm việc toàn thời gian 8h/ngày tại công ty hơn ba năm rôi và mới quay trở lại công việc sau thời gian thai sản (1/11/16-30/5/17). Hợp đồng lao động của em sẽ hết hạn vào năm 2018. Nay con em được 8 tháng nhưng do em không có người giữ nên xin nghỉ ở nhà chăm con.

Theo em biết thì em phải báo cho công ty trước 1 tháng thì mới được
nghỉ phải không ạ? Em xin nghỉ từ ngày 19/9 cho đến ngày 19/10/17 thì mới chính thức nghỉ nhưng
trong thời gian này em muốn cuối tháng này nghỉ luôn 30/9/17 thì em có vi phạm luật không ạ? Xin
giải đáp giúp em .

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến
V-Law, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một
số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Như vậy, trong trường hợp của bạn để chấm dứt đúng
pháp luật thì bạn phải tuân thủ thời hạn báo trước và có lý do chính đáng. Theo đó, nếu lý do chấm
dứt là do hoàn cảnh gia đình khó khăn (chứng minh được) thì bạn chỉ cần báo trước 3 ngày làm việc,
tức ngày 19/9 viết đơn thì ngày 30/9/2017 nghỉ việc là đúng quy định pháp luật. Trường hợp không có
lý chính đáng và không tuân thủ thời hạn báo trước trong khi không có sự chấp thuận từ phía công ty
thì xác định bạn đơn phương trái luật, nên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho công ty.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

===================

Câu hỏi thứ 2 – Trách nhiệm của người lao động khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng trái luật

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Chào luật sư cho tôi hỏiTôi xin nghỉ việc và nộp đơn vào ngày 14/6
đến ngày 15/7 tôi nghỉ nhưng đến ngày 11/7 là tôi nghỉ hẳng vì tôi co việc riêng nhưng không báo
trước sao đó bên công ty yêu cầu tôi bồi thường đồngNhưng tôi yêu cầu công ty trả tôi 1 bản hộp
đồng tôi đã ký nhưng không trả với lý do là giám đốc chưa ký nên không trả cho tôi nhưng vậy công
ty có làm đúng quy đinh về luật lao động không nếu hộp đồng có giá trị vô thời hạng thì hình thức
sử phạt là bao nhiêu đối với mức lương 4,273,500 được ghi trên hộp đồng .Thời điểm báo trước là
tính từ lúc tôi ghi trên đơn xin thôi việc hay tại thời điêm phòng nghiệp vụ nhận được đơn . Trong
đơn giám đốc ký cũng không ghi ngày ký Rất mong sự phản hồi sớm của luật sư trân thành cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến
V-Law, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như
sau:

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là quyền của
người lao động, với hợp đồng không xác định thời hạn sẽ cần phải báo cho người sử dụng lao động
biết trước ít nhất là 45 ngày cho nên  khi bạn đã thông báo đến phía người sử dụng lao động từ
ngày 14/6/2017 nhưng đến ngày 11/7 bạn đã nghỉ nên đã không đảm bảo thời gian báo trước do vậy đây
là việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Theo quy định tại điều 43 trách nhiệm của người lao động khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng như sau:

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử
dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi
thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong
những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động
theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Như vậy vì chấm dứt hợp đồng trái luật nên nghĩa vụ bồi thường sẽ
là bồi thường 1/2 tháng lương và vi phạm về thời gian báo trước nên sẽ phải bồi thường số tiền
tương ứng với số ngày chưa báo trước, trường hợp có phải đi đào tạo sẽ phải hoàn trả chi phí đào
tạo theo quy định tại điều 62 BLLĐ gồm:

Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động,
người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp
người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước
ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng
lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01
bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau
đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử
dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về
chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các
chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người
học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí
đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc,
chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng
tôi để được giải đáp.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây