Tư vấn trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động

0
1212

Nội dung tư vấn:

Em đưa lên quản lý ký thì không đồng ý và viết vào đơn là

giải quyết sau 30 ngày. Cho nên em nghỉ ngang luôn. Vì công ty em làm lương được tính theo sản
phẩm. Cho nên khi em nghỉ em có lên hỏi nhân sự là em nghỉ ngang có được nhận lương không thì trả
lời em ngày 14-09-2015 vào lãnh và yêu cầu em trả thẻ y tế và thẻ nhân viên. Khi em hỏi phiếu hẹn
lãnh lương thì chị nhân sự nói không cần cứ đúng ngày đó vào lãnh. Thế là em ra về. Đến ngày
14-09-2015 em quay lại công ty để nhận lương thì lại không cho em nhận lương. Rồi nói với em là do
em nghỉ việc trái pháp luật phải đền bù hợp đồng  mới cho em lấy sổ bảo hiểm xã hội. Và em hỏi
số tiền đền bù hợp đồng là bao nhiêu thì bên phụ trách về sổ bảo hiểm xã hội tính cho em phải đền
bù là 5.600.000₫. Mức lương căn bản là 3.480.000₫. Vì mới đóng tiền bảo hiểm xã hội có 2 tháng nên
em không đồng ý đền bù cho công ty. Cho nên công ty đã giữ sổ bảo hiểm xã hội của em. Như vậy em
phải làm sao? Và khi em đi làm công ty khác em có thể xin hủy thời gian làm công ty trước đây để
làm sổ mới có đựợc không? Và em có thắc mắc là trước đây em làm công ty nào khi ký hợp đồng đều
chia làm 2 bản người lao động giữ 1 bản, người sử dụng lao động 1 bản nhưng khi ngừơi phụ trách bảo
hiểm xã hội công ty đưa hợp đồng cho em ký 2 bản và giữ luôn cả 2. Em hỏi thì trả lời là ít nữa đưa
sau. Nhưng em ký hợp đồng lúc làm công ty mới 1 tháng đến tháng thứ 3 vẫn chưa đưa cho em. Đến thời
điểm em nghỉ việc thì vẫn không có bản hợp đồng lao động luôn. Như vậy em phải làm sao để lấy
sổ bảo hiểm xã hội. Em không cần nhận luơng. Rất mong phản hồi của luật sư sớm. Em xin chân thành
cảm ơn.

Trả lời câu hỏi:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến V-Law chúng tôi. Về trường hợp của
bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, Điều 16 Bộ luật Lao động 2012 quy định về hình thức của hợp đồng lao
động như sau:

Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động
giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản.”

Theo đó, như thông tin bạn cung cấp thì khi bạn ký hợp đồng với công ty thì công ty giữ luôn cả hai
bản hợp đồng mà không cho bạn giữ bản nào là sai quy định của pháp luật.

Thứ hai, Điều 37 Bộ Luật lao động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động của người lao động như sau:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa
vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

…         
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao
động;


2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động
phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

… b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu
là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối
với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;..”

Theo thông tin bạn cung cấp thì hợp đồng lao động mà bạn ký kết với công ty là hợp đồng lao động
xác định thời hạn 1 năm và lý do bạn nghỉ việc do gia đình có việc đột xuất. Do đó, trường hợp của
bạn thuộc vào điểm d Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2012.

Những trường hợp được coi là bản thân hoặc gia đình của người lao động có hoàn cảnh khó khăn không
thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định
05/2015/NĐ-CP. Cụ thể:

+ Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố
chồng, mẹ chồng , con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn;

+ Người lao động ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc;

+ Gia đình người lao động gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ
ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao
động.

Do đó, về mặt căn cứ pháp luật. Nếu như bạn thuộc 1 trong 3 trường hợp nêu trên thì bạn có quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Tuy nhiên, để cho người sử dụng lao động có thể chuẩn bị các điều kiện để chấm dứt quan hệ lao động
cũng như việc tuyển lao động mới thay thế hoặc sắp xếp lại lao động thực hiện công việc của người
lao động chấm dứt hợp đồng lao động thì pháp luật quy định người lao động trong trường hợp này cần
báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian hợp lý.

Trường hợp này, hợp đồng lao động giữa bạn và công ty là hợp đồng lao động xác định thời hạn 1 năm
nên căn cứ vào quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 37 BLLĐ. Bạn cần báo trước cho công ty ít nhất là
30 ngày trước khi bạn nghỉ việc. Vì bạn viết đơn xin nghỉ và nghỉ luôn trong một ngày nên bạn đã vi
phạm quy định của pháp luật về thủ tục báo trước cho người sử dụng lao động. Do đó, việc đơn phương
chấm dứt hợp đồng của bạn là trái pháp luật.

Điều 43 Bộ Luật Lao động 2012 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động trái pháp luật như sau:

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền
lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động
một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo
trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ
luật này.

Theo quy định nêu trên thì bạn sẽ không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng
lao động là công ty bạn nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động là:
3.480.000 : 2 = 1.740.000.

Ngoài ra, do bạn vi phạm quy định về thời hạn báo trước nên bạn phải bồi thường cho công ty một
khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày không báo trước. Vì số ngày bạn phải
báo trước là 30 ngày nên số tiền bạn phải bồi thường cho công ty tương ứng 1 tháng tiền lương là :
3.480.000.

Như vậy, tổng khoản tiền bạn phải bồi thường cho công ty là :


3.480.000+ 1.740.000 = 5.220.000

Thứ ba, về trách nhiệm trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động:

Điều 47 Bộ Luật Lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp
đồng lao động như sau:

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách
nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có
thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã
hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Như vậy, theo quy định trên thì công ty có trách nhiệm trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao
động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Công ty bạn không trả lại sổ bảo hiểm cho bạn là sai quy định
của pháp luật. Bạn có thể làm đơn khiếu nại đến Ban giám đốc công ty, trường hợp vẫn không được
giải quyết thì bạn gửi đơn đến Phòng Lao động thương binh và xã hội nơi công ty có trụ sở để được
giải quyết.

Ngoài ra, theo quy định tại Quyết định 959/QĐ/BHXH có hiệu lực từ ngày 01/12/2015 quy định cụ thể
một số vấn đề liên quan đến đối tượng tham gia, mức đóng và tiền lương đóng các chính sách bảo hiểm
cho người lao động trong doanh nghiệp thì mỗi người lao động chỉ có 01 sổ bảo hiểm xã hội. Trường
hợp bạn đi làm ở công ty khác mà muốn làm lại sổ bảo hiểm xã hội mới thì bạn phải tiến hành hủy sổ
bảo hiểm xã hội cũ. Và nếu bạn hủy sổ cũ thì thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội theo sổ cũ không
được tính khi đóng bảo hiểm xã hội mới.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn trả lại sổ bảo hiểm xã hội
cho người lao động
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui
lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây