Tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích

0
1664
Tranh chấp lao động tập thể là một hiện
tượng xã hội phổ biến trong nền kinh tế thị trường, và ngày càng xảy ra phổ
biến.


Tranh chấp lao động tập thể là gì?

Tranh chấp lao động tập thể là một hiện tượng xã hội phổ biến trong nền kinh tế thị trường, và
ngày càng xảy ra phổ biến. Đây là loại hình tranh chấp có quy mô lớn, gây ảnh hưởng tác động tiêu
cực đến đời sống người lao động cũng như sự bình ổn của nền kinh tế xã hội.

Khoản 7 Điều 3 Bộ luật lao động 2012 giải thích từ ngữ về
tranh chấp lao động như sau:

” Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ
và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa
người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với
người sử dụng lao động.”

Phân loại tranh chấp lao động tập thể

Có nhiều các phân loại tranh chấp lao động tập thể. Căn cứ
vào tính chất tranh chấp, tranh chấp lao động tập thể được chia làm hai loại :Tranh chấp lao động
tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể vê lợi ích. Sau đây sẽ đi vào phân tích sâu hơn đặc
điểm và tính chất của hai loại tranh chấp lao động tập thể.

Giống nhau

Tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động
tập thể về lợi ích đều là một dạng của tranh chấp lao động do đó đều có tính chất chung của tranh
chấp lao động.

Thứ nhất, hai loại tranh chấp lao động trên
đều là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Thứ hai, tranh chấp giữa tập thể lao động và
người sử dụng lao động phát sinh, tồn tại gắn liền với quan hệ lao động.

Thứ ba, tranh chấp lao động tập thể, người
lao động tham gia tranh chấp có cùng mục đích chung; những quyền lợi mà người lao động tham gia vụ
tranh chấp đòi hỏi không phải cho riêng họ mà là những quyền lợi chung. Và luôn hướng đến mục
đích giải quyết các vấn đề cần giải quyết tồn tại trong quan hệ lao động. Hướng tới cân bằng về
quyền và lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Khác nhau

Về nội dung.

Khoản 8 Điều 3 Bộ luật lao động 2012 định nghĩa tranh chấp
lao động tập thể về quyền như sau:

“8. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh
chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện
khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế
và thoả thuận hợp pháp khác.”

Tranh chấp lao động tập thể về quyền phát sinh dựa trên việc
giải thích và thực hiện các quy định pháp luật, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế, thỏa
thuận có sẵn trên thực tế. Ở đây có sự vi phạm của người sử dụng lao động đối với quyền của tập thể
người lao động và phát sinh tranh chấp.

Khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 nêu lên định nghĩa
về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:

“9. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh
chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với
quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế,
thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao
động”.

Khác với tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao
động tập thể về lợi ích phát sinh không trên những quy định đã có mà phát sinh dựa trên tình trạng
thực tế. Yêu cầu thêm các điều kiện mới so với các quy định, thỏa thuận đã có trước đó. Đời hỏi
quyền về lợi ích của tập thể người lao động đối với người sử dụng lao động.

Về tính chất

Tranh chấp lao động tập thể về quyền phát sinh chủ yếu là do
có sự cố ý vi phạm hoặc do các bên có sự hiểu biết sai lệch về nội dung hợp đồng lao động, thoả ước
lao, nội quy lao động, quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong doanh nghiệp hay pháp luật lao động
mà dẫn đến vi phạm. Khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, các cơ quan có thẩm quyền
có thể căn cứ vào nội dung của pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động để
đưa ra các phán quyết cụ thể nhằm khôi phục, thừa nhận các quyền lợi hợp pháp của các bên tranh
chấp.

Tranh chấp lao động về lợi ích là tranh chấp về những vấn đề
hiện chưa được quy định trong pháp luật lao động hiện hành hoặc chưa được các bên ghi nhận trong
thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong doanh
nghiệp hoặc đã được thoả thuận trong Thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, thoả thuận hợp
pháp khác nhưng không còn phù hợp do các yếu tố phát sinh vào thời điểm tranh chấp. Các tranh chấp
lao động tập thể về lợi ích luôn phát sinh từ những bất đồng giữa tập thể người lao động và người
sử dụng lao  trong việc tập thể người lao động yêu cầu người sử dụng lao động cho họ những lời
ích mà họ cho rằng mình xứng đáng được hưởng trong quan hệ lao động.Vídụ: tập thể lao động yêu cầu
tiền thưởng cuối năm; yêu cầu người sử dụng lao động tăng lương cao hơn mức lương các bên đã thoả
thuận.

Tranh chấp về lợi ích phát sinh khi không có sự vi phạm pháp
luật lao động, hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, các thoả thuận hợp
pháp khác giữa tập thể  các chủ thể có thẩm quyền thường áp dụng phương thức thương lượng, hoà
giải để chính các bên tranh chấp tự quyết định về lợi ích của mình.

Từ những so sánh trên có thể thấy rõ sự khác biệt giữa tranh
chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Từ đó xác định các thức
giải quyết tranh chấp hợp lý nhất,

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây