Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể

0
1415

Các tranh chấp lao động tập thể đều có thể được giải quyết tại cơ sở theo trình tự thủ tục sau

– Trình tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo
quy định tại Điều 201 của Bộ luật Lao động năm 2012. Biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp
lao động tập thể.

– Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không
thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây:

+) Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền các bên có quyền yêu
cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết;

+) Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền
yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

– Trong trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2
Điều 201 của Bộ luật Lao động mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì các bên có
quyền gửiđơn yêu cầuChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu giải
quyết tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại
tranh chấp về quyền hoặc lợi ích.

Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về quyền thì tiến hành giải
quyết theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và Điều 205 của Bộ luật Lao động.

Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì hướng dẫn
ngay các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 204 Bộ luật Lao
động.

Ngoài ra, đối với mỗi loại tranh chấp lao động tập thể (về quyền hoặc
về lợi ích), trình tự thủ tục giải quyết có thể khác nhau:

1. Tranh chấp lao động tập thể về quyền

Tranh chấp lao động tập thể về quyềnlà tranh chấp giữa tập thể lao
động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của
pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp
khác.

1.1. Thẩm quyền giải quyết

– Hoà giải viên lao động;

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện).

– Toà án nhân dân.

1.2. Trình tự thủ tục giải quyết

Tranh chấp lao động tập thể về quyền giải quyết bởi Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện theo thủ tục sau:

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu
giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành
giải quyết tranh chấp lao động.

– Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động phải có đại diện của
hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mời đại diện cơ quan,
tổ chức có liên quan tham dự phiên họp.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật về lao động,
thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp
khác để xem xét giải quyết tranh chấp lao động.

– Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết
thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

Tranh chấp lao động tập thể về lợi íchlà tranh chấp lao động phát
sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp
luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp
khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

2.1. Thẩm quyền giải quyết

– Hoà giải viên lao động;

– Hội đồng trọng tài lao động

2.2. Trình tự thủ tục giải quyết

Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích giải quyết bởi Hội đồng trọng
tài lao động theo thủ tục sau:

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu
giải quyết, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải.

– Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động phải có đại diện của
hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.

Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương
lượng, trường hợp hai bên không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án
để hai bên xem xét.

Trong trường hợp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận phương án
hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành đồng thời ra quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các bên.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc một bên tranh chấp đã
được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng
tài lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của các bên có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội
đồng trọng tài lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được
gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

– Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập
biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao
động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải
không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình
công.

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập
thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Việc đình công
chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại
khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này. Trình tự, thủ tục đình công bao gồm 3 bước: (i) Lấy ý kiến tập
thể lao động; (ii) Ra quyết định đình công; (iii) Tiến hành đình công.

3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là
01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị vi phạm.

Trân trọng!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây