Các tranh chấp lao động không thông qua hòa giải

hòa giải, tranh chấp lao động

0
1222

Hòa giải được xem là một trong những phương án tối ưu trong quá trình giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp lao động nói riêng. Thông qua hòa giải, người sử dụng lao động và người lao động có thể tháo gỡ những mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích một cách nhanh chóng, đạt được lợi ích của mình một cách nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của hai bên.Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp tranh chấp có tính chất nghiêm trọng mà hòa giải có nguy cơ không giải quyết triệt để được vấn đề hoặc mang đến những bất lợi nhất định cho phía người lao động, pháp luật cũng quy định các trường hợp ngoại lệ là các tranh chấp không bắt buộc phải thông qua hòa giải.

Khoản 1, Điều 201, Bộ Luật Lao động 2012 quy định:

Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động
trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

– Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động.

– Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

– Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

– Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Như vậy, đối với các tranh chấp trên, người sử dụng lao động và người lao động có thể bỏ qua thủ tục hòa giải, trực tiếp nộp đơn lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

  • Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
  • Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Mọi thắc mắc của Quý khách hàng liên quan đến tranh chấp lao động xin vui lòng liên hệ Công ty Luật V-Law để được luật sư tư vấn nhanh chóng nhất.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây