Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

0
1797
Khi tranh chấp lao động cá nhân xảy ra thì
trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp này như thế nào?


Tóm tắt câu hỏi:

Vừa qua, công ty em có nhận một lô hàng. Sau khi thống
nhất chất liệu xong, đặt hàng thì đối tác thay đổi ý kiến. Sếp em quy trách nhiệm cho
em và trừ lương của em. Em cảm thấy điều này rất vô lí. Các mail trao dổi với đối tác em
vẫn giữ. Em có thể bảo vệ quyền lợi của mình như thế nào và khi khởi kiện thì em
phải kiện ở đâu? Em xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Căn cứ vào Điều 132 Bộ luật lao động 2012 quy định về khiếu
nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất:

“Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công
việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thoả đáng có quyền khiếu
nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu
giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.”

Theo như thông tin bạn cung cấp thì căn cứ Điều 132 Bộ luật
lao động 2012 nêu trên bạn có quyền khiếu nại với người sử dụng lao động, với cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật
quy định để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Khi bạn có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Trước tiên bạn phải gửi đơn yêu cầu đến hòa giải viên lao
động để yêu cầu hòa giải.

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động
2012 quy định về Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao
động:

“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục
hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao
động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc
tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng
lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao
động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh
nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp.
Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà
giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên
thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải
thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên
lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà
giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải
hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do
chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải
viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành
phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên
bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong
hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải
quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi
bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”

Theo như thông tin bạn cung cấp thì, tranh chấp của bạn không
thuộc trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải theo quy định tại khoản 1 Điều
201 Bộ luật lao động 2012 thì bạn phải giải quyết qua 2 giai đoạn, thông qua hòa giải
viên lao động và nếu hòa giải không thành thì sẽ giải quyết tranh chấp tại Tòa
án.

Thẩm quyền giải quyết của Toà án về tranh chấp lao động được
quy định tại Khoản 1 Điều 31 Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011:

“1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với
người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản
lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải không thành hoặc không
giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải
qua hoà giải tại cơ sở:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc
về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người
sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao
động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao
động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh
nghiệp xuất khẩu lao động.”

Như vậy, nếu đã hết thời hạn giải quyết là 5 ngày theo quy
định tại Khoản 2 điều 201 Bộ luật lao động 2012 thì chị có thể gửi đơn lên Tòa án nơi
công ty chị đóng trụ sở.

*Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án báo gồm:

– Đơn khởi kiện (theo mẫu) và các tài liệu chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;

– Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu),
Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);

– Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động như: Hợp
đồng lao động, hợp đồng học nghề, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định
chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…

– Biên bản hoà giải không thành của Hội đồng hoà giải lao
động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động đối với tranh chấp lao động cá nhân (nếu có); Biên
bản hòa giải không thành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với tranh chấp lao
động tập thể về quyền (nếu có).

– Nếu người sử dụng lao động khởi kiện thì phải nộp
thêm các giấy tờ tài liệu về tư cách pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép đầu tư,
giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ, nội quy lao động,
biên bản họp xét kỷ luật người lao động,…

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số
lượng bản chính, bản sao);

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ để được giải đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây