Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động do bị mất, hỏng

0
1221
Thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê
lại lao động do bị mất, hỏng. Cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao
động.



Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:

– Nghị định 55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại
lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;

– Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
55/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ.

Trình tự thực
hiện:

– Bước 1. Doanh nghiệp nộp trực tiếp 01 bộ Hồ sơ theo quy
định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để
đề nghị thẩm định, đồng thời gửi 01 Hồ sơ trên về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp
chế) để đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động. Khi nhận hồ sơ, Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội vào sổ theo dõi và có giấy biên nhận trao cho doanh nghiệp, trong giấy biên
nhận phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, những văn bản có trong hồ sơ và thời hạn trả
lời.

– Bước 2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận
được đầy đủ hồ sơ hợp lệ), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định Hồ sơ và gửi kết quả thẩm
định cùng 01 bản sao Hồ sơ của doanh nghiệp về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp
chế).

Trường hợp Hồ sơ của doanh nghiệp nộp không đầy đủ các văn bản theo quy
định, thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận Hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và
Xã hội có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp về việc đề nghị bổ sung các văn bản
còn thiếu.

– Bước 3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được kết quả thẩm định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Lao động – Thương binh và
Xã hội xem xét, tiến hành việc cấp lại Giấy phép; trường hợp không cấp có văn bản trả lời
doanh nghiệp, đồng thời gửi cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tiến hành thẩm định Hồ
sơ.

Cách thc thực
hiện:

– Nộp hồ sơ trực tiếp đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; nộp hồ sơ
trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp
chế).

– Nhận kết quả tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo mẫu tại
Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 55/2013/NĐ-CP (bản chính).

– Văn bản chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định (có thể lựa chọn nộp bản
sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu), cụ thể:

+ Đối với doanh nghiệp thành lập mới thì hồ sơ xác nhận vốn pháp định gồm có
các văn bản được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 55/2013/NĐ-CP. Trường hợp số vốn được
góp bằng tiền thì phải có văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt
Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập. Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng số vốn góp
bằng tiền của các thành viên sáng lập và chỉ được giải ngân sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Đối với doanh nghiệp đang hoạt động có nhu cầu bổ sung ngành nghề kinh
doanh cho thuê lại lao động, thì hồ sơ xác nhận vốn pháp định phải có văn bản xác nhận của tổ chức
kiểm toán độc lập về mức vốn hiện có thuộc sở hữu của doanh nghiệp đó được ghi trong báo cáo tài
chính của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất (năm đăng ký hoặc năm trước liền kề năm đăng ký), đảm
bảo lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Nghị định 55/2013/NĐ-CP (2 tỷ
đồng).

– Giấy chứng nhận việc đã thực hiện ký quỹ theo quy định (có thể lựa chọn
nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu).

– Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu doanh nghiệp, theo mẫu quy định tại Phụ
lục II ban hành kèm theo

(bản chính).

– Hợp đồng về việc quản lý, điều hành hoạt động cho thuê lại lao động hoặc
hợp đồng về việc quản lý, điều hành hoạt động cung ứng lao động để chứng minh về việc có kinh
nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động của người đứng đầu doanh nghiệp cho thuê
(trường hợp Hợp đồng lập bằng ngôn ngữ không phải là tiếng Việt thì phải được dịch công chứng sang
tiếng Việt).

– Giấy chứng minh đủ điều kiện về địa điểm theo quy định (có thể lựa chọn
nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu).

– Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc bị mất, cháy
Giấy phép hoặc bản sao Giấy phép (đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng).

* Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.

Thời hạn giải quyết: 

60 ngày làm việc.

Đi tượng thực hiện thủ tục hành
chính: 

Doanh nghiệp cho thuê lại lao
động.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: 

Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao
động (cấp lại).

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động: theo mẫu
tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 55/2013/NĐ-CP.

– Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu doanh nghiệp: theo mẫu quy định tại Phụ
lục II ban hành kèm theo

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây