Thời gian thử việc người lao động

0
1296
Người sử dụng lao động và người lao động có
thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử
việc.


Để đảm
bảo chất lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng
chế độ thử việc trước khi lao động làm việc chính thức tại công ty. Tuy nhiên, rất nhiều doanh
nghiệp đã làm sai các quy định của pháp luật về thời gian thử việc, dẫn đến việc xảy ra tranh chấp
giữa người lao động và người sử dụng lao động .

Theo quy định của Bộ Luật lao động 2012 cụ thể:

Điều 26. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm
thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì
các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.  Nội dung của hợp đồng thử việc gồm các nội dung
quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật
này.

2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử
việc.

Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc
nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau
đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên
môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên
môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp
vụ.  3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận
nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp
đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà
không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả
thuận

Như vậy, trường hợp khi hết thời gian thử việc mà Người
sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động cho người lao động, người lao
động không được thông báo kết quả thử việc mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên
được làm việc chính thức

Tuy nhiên pháp luật không có quy định cụ thể trường hợp đương nhiên được làm
việc chính thức sẽ tương ứng với loại hợp đồng lao động có xác định thời hạn bao lâu, do đó cần
thiết phải căn cứ vào thỏa thuận tại hợp đồng thử việc để biết trường hợp sau khi thử việc đạt yêu
cầu thì hai bên sẽ ký hợp đồng lao động loại gì, dùng làm cơ sở xác định trách nhiệm thực hiện hợp
đồng lao động đã được xác lập đương nhiên sau thời gian thử việc.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây