Tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai quy định như thế nào?

0
1280

Tóm tắt câu hỏi:

Chào anh chị cho em hỏi. Em đã đi làm tại một công ty và đóng bảo hiểm từ tháng 11/ 2015 đến nay là tháng 3/2017. Hiện tại bắt đầu em mang thai và bác sĩ chỉ định là phải nghỉ dưỡng trong vòng 10 ngày…

Em có xin công ty cho nghỉ nhưng quản lý chỉ cho phép nghỉ ba ngày
hoặc kết thúc hợp đồng nếu không đủ điều kiện đi làm tiếp. Vậy em muốn hỏi em có được xin nghỉ
dưỡng thai 10 ngày không hay  phải kết thúc hợp đồng lao động ?

Trả lời tư vấn:

Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi
đến V-Law ,với yêu cầu của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điều 156 Bộ luật lao động 2012 về quyền đơn
phương chấm dứt,tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữa mang thai:

Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động
của lao động nữ mang thai

Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải
báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền chỉ định.

Quyền đơn phương chấm dứt,tạm hoãn hợp đồng của lao động nữ mang thai
được hướng dẫn trong nghị định 85/2015/NĐ-CP, cụ thể :

Điều 8. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của
lao động nữ mang thai

1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp
tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc
tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý
kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng
xấu tới thai nhi.

2. Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

3. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận
với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có
thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao
động.

Như vậy, trong trường hợp trên  bạn có quyền yêu cầu công ty cho
tạm hoãn hợp đồng lao động nếu có cơ sở rằng việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.Về
thời gian tạm nghỉ do bạn và phía công ty thỏa thuận ,nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở
khám bệnh,chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan
tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email
hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực
tuyến – 1900.6198 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây