Tai nạn lao động trên đường đi làm về có được hưởng chế độ tai nạn lao động

0
1186
Tai nạn lao động trên đường đi làm về có
được hưởng chế độ tai nạn lao động. Các chế độ khi bị tai nạn giao thông.


 

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có người bạn là giáo viên dạy cách nhà 40 km
trong khi đi làm về xảy ra tai nạn giao thông. Vậy trường hợp của bạn tôi có được coi là tai nạn
lao động không? Nếu được thì tính theo văn bản nào? Nếu không được hưởng chế độ tai nạn lao
động thì bạn tôi được hưởng quyền lợi gì? Xin cảm ơn.

Trả lời câu hỏi:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình
đến V-Law. Với thắc mắc của
bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư
vấn của mình như sau:

Căn cứ Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy
định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động
khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau
đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm
việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi
thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm
việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị
tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

Khoản 2 Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ – CP
quy định:

“Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn
xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm
việc về nơi ở.”

* Trường hợp 1: Nếu không phải là
tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, có thể
hiểu là mọi khi đi 1 con đường nhưng nay thay đổi đi con đường khác, bị tai nạn thì không được
hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Bạn của bạn phải xác định, lỗi gây ra tai nạn giao thông là của bên nào để
có căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 như
sau:

“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân,
xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây
thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định
đó.”

Lỗi gây ra tai nạn giao thông hoàn toàn là lỗi của
người đi đường, hoặc do lỗi của cả hai, bạn của bạn vẫn có yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy
định tại Điều 608 và Điều 609 Bộ luật dân sự 2005:

* Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại
được bồi thường bao gồm:

– Tài sản bị mất;

– Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư
hỏng;

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài
sản;

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục
thiệt hại.

* Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm
phạm

– Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao
gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng,
phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người
bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được
thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị
mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả
năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho
việc chăm sóc người bị thiệt hại.

– Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi
thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 609 Bộ luật dân sự 2005 và một khoản tiền khác
để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần
do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối
thiểu do Nhà nước quy định.

* Trường hợp 2, Nếu đây là tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng
thời gian và tuyế

n đường hợp lý, thì người này được
hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại
.

Điều 45 Luật
bảo hiểm xã hội 2014 quy định giám định mức suy giảm khả năng lao động như sau:

“1. Người
lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả
năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi
thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;

b) Sau khi
thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.”

Sau khi giám định mức suy giảm khả năng lao động,
nếu mức này từ 5% đến 30% thì bạn của bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 46
Luật bảo hiểm xã hội 2014. Nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì bạn của bạn sẽ
được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 47 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Dưới 5% sẽ không
được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Ngoài ra, bạn của bạn có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại các khoản khác như trường hợp 1 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây