Tai nạn lao động trên đường đi làm về

0
1272
Pháp luật hiện hành về BHXH quy định điều
kiện hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc như
sau:



Tóm tắt câu hỏi:

Tôi tan làm từ công ty về nhà, trên
đường về tôi bị ngã xe,
vào viện và mất khá nhiếu viện phí. Tôi
muốn tìm hiểu vè pháp luật của chế độ tai nạn lao
động. Mong luật sư trợ giúp!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Pháp luật hiện hành về BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ
tai nạn lao động khi bị tai nạn đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc trong trường
hợp:

– Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc kể cả
trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, thời gian chuẩn bị và kết thúc công
việc.

– Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi
thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

– Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm
việc trong khoảng thời gian hợp lý (khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm
việc hoặc trở về sau giờ làm việc) và tuyến đường hợp lý (là tuyến đường thường xuyên đi và về từ
nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại).

Về chế độ hưởng tai nạn lao động tùy thuộc vào mức độ suy
giảm khả năng lao động do bị tai nạn gây nên, cụ thể là:

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng
trợ cấp một lần tính theo mức suy giảm khả năng lao động: Suy giảm 5% được hưởng 5 tháng lương tối
thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung. Ngoài
ra, còn tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ
thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề
trước khi nghỉ việc để điều trị.

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được hưởng trợ
cấp hàng tháng tính theo mức suy giảm khả năng lao động: Suy giảm 31% được hưởng bằng 30% mức lương
tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung. Ngoài
ra, còn tính số năm đã đóng BHXH: Từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm
đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ
việc để điều trị.

– Trong một số trường hợp còn được hưởng trợ cấp người phục
vụ; dụng cụ chỉnh hình, trợ giúp sinh hoạt.

Tuy nhiên, để có căn cứ giải quyết chế độ tai nạn lao động
thì người sử dụng lao động phải thực hiện lập đầy đủ, kịp thời hồ sơ theo quy định khi người lao
động bị tai nạn lao động.

Bạn có thể đối chiếu với trường hợp của
mình để có được quyền lợi hợp pháp nhất.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây