Lao động xây dựng tự do bị tai nạn lao động có được bồi thường?

0
2330
Lao động xây dựng tự do bị tai nạn lao động có được bồi thường? Chưa ký hợp đồng lao động có đươc hưởng chế tai nạn lao động không?


Tóm tắt câu hỏi:

Cha tôi làm phụ hồ cho một nhà thầu tư nhân được khoảng 40 ngày, vào lúc 8h ngày 23/08/2016 khi đang sắp gạch phía dưới thì phía trên có 2 công nhân khác đang thi công lắp giàn giáo bị sập rơi mâm xuống va chạm vào đầu cha tôi bất tỉnh chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ xác định bị vỡ sọ não, rách màn não… phải phẫu thuật và đang nằm điều
trị, bác sĩ cho biết sau 3 tháng sẽ lắp sọ nhân tạo. Hiện tại chi phí gia đình tôi tự thanh toán, nhà thầu chưa hỗ trợ cũng không trao đổi gì… vậy theo luật sư tôi phải giải quyết ra sao với trách nhiệm của nhà thầu và 2 công nhân kia phải đền bù cụ thể như thế nào là phù hợp. Cám ơn luật sư nhiều! Mong được hồi âm sớm.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của everest. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Giải quyết vấn đề

Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn chưa được ký hợp đồng chính thức, và chưa được công ty đóng bảo hiểm nhưng đã làm việc ở đây được một thời gian.

Điều 142 Bộ Luật lao động 2012 quy định về tai nạn lao động:

“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2.Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3.Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật an toàn vệ sinh lao động này quy định về đối tượng áp dụng với trường hợp được hưởng chế độ lao động.

“Điều 2. Đối tượng áp dụng 3.Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.”

Theo quy định này thì bố bạn bị tai nạn khi đang trực tiếp lao động tại công ty, do vậy bố bạn được hưởng các chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định pháp luật. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động được Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, cụ thể như sau:

“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1.Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2.Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

2.Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

3.Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

4.Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;”

Trong trường hợp này bố bạn và công ty chưa ký kết hợp đồng lao động cũng chưa được đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bố bạn chứng minh được đã giao kết hợp đồng lao động bằng miệng với công ty mà bố làm việc đồng thời việc xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của công ty, thì bố bạn sẽ được hưởng các quyền lợi nêu trên. Vì công ty chưa đóng bảo  hiểm xã hội nên công ty có trách nhiệm chi trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao
động tương đương với chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật vệ sinh anh toàn lao động

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@everest.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây