Quyền và nghĩa vụ khi người lao động xin nghỉ việc

0
1227
Công ty ký hợp đồng mà không đóng bảo hiểm
đầy đủ…và cho tôi nghỉ việc từ 15-1-2015 dù tôi mới làm đơn và ngày nghỉ việc trên đơn là
11-2-2015.



Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư!

Mình làm việc cho công ty được 7 năm, nhưng công ty ký hợp
đồng mà không đóng bảo hiểm đầy đủ, tháng 8-2008 mới đóng tiền cho công ty bảo hiểm và lấy sổ,
nhưng năm 2013, 2014 lai không đóng cho bao hiểm.

Vừa rồi, ngày 8 tháng 1- 2015 công ty bắt buộc tôi phải làm
đơn nghỉ việc trước Tết, và cho tôi nghỉ việc từ 15-1-2015 dù tôi mới làm đơn và ngày nghỉ việc
trên đơn là 11-2-2015, công ty kêu tôi bàn giao thị trường và công nợ khách hàng.

Trong thời gian bàn giao thì công nợ khách hàng chênh lệch so
với số tiền mà phần mềm kế toán in ra (phần mềm đã có sai sót nhiều năm và lệch số liệu thực tế khi
tôi kiểm tra) nhưng tôi chấp nhận bồi thường số tiền chênh lệch không đòi được khách hàng, cấn trừ
qua số tiền lương, phụ cấp,tiền bảo hiềm ma công ty phải trả cho tôi. Nhưng công ty lấy lý do chưa
đối chiếu công nợ xong và không hề tính số tiền lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp thất nghiệp cho
tôi, cũng như chốt số tiền bảo hiểm của tôi (công ty nói năm nào công ty chưa đóng bảo hiểm thì sẽ
trả tiền cho tôi, từ 8-2011 và 2012 thì tôi phải tự liên hệ với bảo hiểm để lấy tiền, trong khi
công ty đang nợ tiền BH nhiều nên tôi nghĩ BH sẽ không trả tiền cho tôi). Giờ tôi muốn
hỏi:

– Công ty cho tôi nghỉ việc trước thời hạn trên đơn là đúng
không?

– Công ty đóng tiền BH không liên tục vậy thì tôi có lấy được
tiền BH đầy đủ trong 6 năm làm việc chính thức không? Và tiền trợ cấp thất nghiệp
nữa.

– Công nợ khách hàng chênh lệch thì tôi có bi công ty kiện
(với lý do lấy tiền thu của khách hàng, làm chênh lệch thiệt hại công ty ) không (GĐ công ty đã
nhắn tin hăm dọa sẽ kiện tôi ra Công an để tôi không đi kiện Bào hiểm) dù tôi có xác nhận công nợ
chênh lệch và sẽ cấn trừ qua số tiền công ty trả tôi (theo tôi tính là công ty vẫn còn nợ tôi theo
file đính kèm)

– Công ty kêu tôi xác nhận công nợ nhưng không hề tính số
tiền lương, thưởng, phụ cấp thôi việc, bảo hiểm cho tôi dù tôi đã nhiều lần gửi email cho kế toán
và công ty để giải quyết êm đẹp.

Tôi mong luật sư tư vấn giùm để tôi có hướng giải quyết với
công ty.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Trường hợp của bạn, bạn đã làm đơn xin nghỉ việc tức là bạn
đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Về vấn đề người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động, Bộ luật lao động 2012 có quy định:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người lao động

………

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không
xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng
lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật
này
.

Như vậy, nếu hợp đồng giữa bạn và công ty không phải là hợp
đồng xác định thời hạn thì bạn cần phải báo trước cho công ty biết trước ít nhất 45 ngày trước khi
nghỉ việc. Nếu bạn nộp đơn xin nghỉ việc vào ngày 8/01/2015 thì sớm nhất là đến hết ngày 22/2/2015
bạn mới được nghỉ việc. Tuy nhiên, công ty không cần phải đợi đến hết 45 ngày mới có quyền chấp
nhận việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Công ty có thể đồng ý cho bạn chấm dứt hợp
đồng lao động ngay sau khi nhận được đơn xin nghỉ việc của bạn và bạn có quyền đồng ý chấm dứt hợp
đồng lao động sớm hơn so với ngày mà bạn nêu trong thông báo. Trong trường hợp bạn không đồng,
người sử dụng lao động không được ngăn cản bạn làm việc theo hợp đồng lao động đã ký cho đến ngày
mà bạn dự định chấm dứt hợp đồng lao động, sớm nhất là 45 ngày kể từ ngày thông báo. Việc công ty
cho bạn nghỉ việc từ ngày 15/01/2015 mà chưa được sự đồng ý của bạn thì có thể coi như đây là hành
vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật của người sử dụng lao
động
.

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc
theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng
liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng
liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn
hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao
động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng
khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng
vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời
hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử
dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác
định thời hạn;
…..”

Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp thì công ty đã đơn
phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với bạn.

Về vấn đề trợ cấp thất nghiệp, để được hưởng trợ cấp thất
nghiệp thì trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn phải có bản gốc sổ bảo hiểm xã hội đã chốt
để đối chiếu. Về việc chốt và trả sổ BHXH cho người lao động, Điều 47 Bộ luật lao động 2012 có quy
định:

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn
thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao
động đã giữ lại của người lao động
.”

Tuy nhiên, để chốt sổ BHXH, doanh nghiệp phải đóng đủ số tiền
bảo hiểm xã hội còn đang nợ. Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Điểm đ Khoản 1 Điều 62 Quyết định
số 1111/QĐ-BHXH: “Trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN của kỳ trước (theo thời hạn và
phương thức đóng) thì ghi, xác nhận đến thời điểm người lao động ngừng việc. Nếu số tiền đơn vị nợ
lớn hơn số tiền phải đóng của một kỳ đóng thì đơn vị phải có văn bản cam kết gửi cơ quan BHXH, ghi
rõ thời hạn đóng đủ số tiền còn nợ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc BHXH tỉnh căn cứ
vào từng trường hợp cụ thể để giải quyết
.”

Theo đó, công ty của bạn cần phải cần phải có văn bản cam kết
gửi đến cơ quan BHXH và đề nghị được giải quyết trước trường hợp của bạn. Nếu công ty vẫn không
chốt sổ và trả sổ BHXH cho bạn, bạn có thể khiếu nại với Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận,
huyện hoặc Thanh tra Sở Lao động TBXH để được can thiệp giúp đỡ.

Về vấn đề làm chênh lệch công nợ khách hàng, nếu công ty có
đầy đủ bằng chứng chứng minh đây là do lỗi của bạn và đã vi phạm nội quy của công ty thì công ty có
thể kiện dân sự về sai phạm này đối với bạn.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây