Quy định tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác

0
1601
Quy định tạm thời chuyển người lao động làm
công việc khác. Quy định về nội dung phụ lục hợp đồng lao động.



Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi V-Law, xin công ty tư
vấn pháp luật về hợp đồng lao động giúp tôi, như sau: Tôi ký HĐLĐ không xác định thời hạn ngày
01/01/1995, công việc bán hàng. Đến tháng 4/2010, Công ty quyết định điều động tôi về làm nhân viên
phòng Hành chính tổ chức, ngạch lương nhân viên hành chính, giữa tôi và Công ty thống nhất việc
này. Sau đó Công ty có quyết định chuyển ngạch lương tôi từ nhân viên sang chuyên viên hành chính
vào năm 2013. Tuy nhiên khi quyết định chuyển công việc năm 2010 Cty không ký phụ lục HĐLĐ (Bộ luật
LĐ 1994, sửa đổi 2002, 2006, 2007 tôi không thấy quy định phải ký PLHĐ), hơn nữa việc không ký lại
PLHĐ nếu phải làm thì không thuộc trách nhiệm của tôi mà là của người sử dụng lao động. Tháng
8/2015 Công ty lại ra quyết định điều chuyển tôi làm nhân viên bán hàng, tôi không đồng ý sau khi
đã chấp hành đủ 60 ngày cộng dồn và khiếu nại vì tôi xác định công việc của mình là chuyên viên
hành chính ổn định kể từ năm 2010. Công ty lấy căn cứ là chiếu theo HĐLĐ ký năm 1995 công việc bán
hàng để cho rằng quyết định này là đúng, nếu tôi không chấp hành thì sa thải. Tôi xin tư vấn việc
này để khiếu nại. Trân trọng cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn
không nói rõ bạn là viên chức hay chỉ là nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động, do đó
chúng tôi sẽ tư vấn cả hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Bạn là
nhân viên làm việc theo hợp đồng lao động

Theo Điều 31 Bộ luật lao động 2012 quy
định về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:

“1. Khi gặp khó khăn đột xuất do
thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền
tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60
ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao
động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao
động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao
động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc
phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo
quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới
thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm
việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không
thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

Căn cứ Điều 8 Nghị định
05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 31  Bộ luật lao động 2012
như sau:

“Điều 8. Tạm thời chuyển người lao
động làm công việc khác

Người sử dụng lao động tạm thời
chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật
Lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động được quyền
tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp
sau:

a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch
bệnh;

b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc
phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Sự cố điện, nước;

d) Do nhu cầu sản xuất, kinh
doanh.

2. Người sử dụng lao động quy định
cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng
lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao
động.

3. Người sử dụng lao động đã tạm
thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn
trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp
đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

4. Người lao động không đồng ý tạm
thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc
thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật
Lao động”.

Theo quy định trên thì người sử dụng lao động
được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các
trường hợp sau: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Sự cố điện, nước; Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Như vậy
theo như bạn cung cấp thông tin thì tháng 8/2015 công ty quyết định điều chuyển bạn trở lại làm
nhân viên bán hàng mà không có căn cứ thuộc trường hợp nào như luật quy định ở trên, công
ty

lấy căn
cứ là chiếu theo HĐLĐ ký năm 1995 công việc bán hàng để cho rằng quyết định này là đúng, nếu
bạn không chấp hành thì sa thải. Về tình về lý đều không đúng đắn.

Vấn đề Phụ lục hợp đồng không được
quy định rõ ràng trong Bộ luật Lao động 1994 và các lần sửa đổi:

Theo Bộ luật Lao động 2012 tại Điều 24 quy
định chi tiết về phụ lục hợp đồng lao động như sau:

“Điều 24. Phụ lục hợp đồng lao
động

1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp
đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một
số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi
tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì
thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa
đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời
điểm có hiệu lực”.

Như vậy, Phụ lục hợp đồng là một bộ phận không thể
tách rời với hợp đồng lao động và doanh nghiệp có thể ký phụ lục hợp đồng để sửa đổi, bổ sung và
thời điểm có hiệu lực của khoản sửa đổi, bổ sung.

Về việc

tháng 4/2010, Công ty quyết định
điều động bạn về làm nhân viên phòng Hành chính tổ chức, ngạch lương nhân viên hành chính,
giữa bạn và Công ty thống nhất việc này. Sau đó Công ty có quyết định chuyển ngạch lương của
bạn từ nhân viên sang chuyên viên hành chính vào năm 2013. Tuy nhiên khi quyết định chuyển
công việc năm 2010 công ty không ký phụ lục hợp đồng lao động nên sự thống nhất điều
chuyển giữa bạn và công ty không được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Trường hợp 2: Bạn là viên chức

Căn cứ theo Luật viên chức 2010 có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2012 quy định liên quan về chuyển công tác đối với viên chức bao gồm như
sau:

“Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm
hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc

4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ
chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy
định của pháp luật.

Điều 32. Thay đổi vị trí việc
làm

1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu,
viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
của vị trí việc làm đó.

2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm
còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự
nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp
luật.

3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa
đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo
quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này”.

Theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục các
vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức
như sau:

“Điều 5. Nội dung và hình thức thực hiện việc
định kỳ chuyển đổi vị trí công tác

1. Nội dung định kỳ chuyển đổi vị trí công
tác: 

a) Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác từ bộ phận
này sang bộ phận khác cùng chuyên môn, nghiệp vụ trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các
lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý;

b) Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác giữa các
cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức và đơn vị quy định tại khoản 1
Điều 2 nghị định này.

2. Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác chỉ được
thực hiện bằng việc ban hành quyết định điều động, bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo
nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 6. Những trường hợp chưa thực hiện việc
định kỳ chuyển đổi vị trí công tác    

1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời
gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.

2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời
gian bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đến công việc đang bị thanh tra, kiểm
tra.

3. Cán bộ, công chức, viên chức đang điều trị
bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế, đi học dài hạn hoặc được cử đi biệt
phái.

4. Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong
thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng
tuổi (do vợ mất hoặc trường hợp khách quan khác) thì cán bộ, công chức, viên chức nam cũng được áp
dụng như cán bộ, công chức nữ quy định tại khoản này”.

Như vậy nếu bạn là viên chức thì khi đủ
các điều kiện quy định bên trên, công ty có quyền điều chuyển bạn sang công việc khác, phù hợp với
mục đích, chiến lược phát triển của công ty.

Do đó để có thể tiếp tục làm việc tại
công ty theo đúng mong muốn thì tốt nhất bạn nên bàn bạc thỏa thuận với công ty để đạt kết quả tốt
đẹp nhất hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của tổ chức công đoàn của công ty.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây