Quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

0
1265

Tóm tắt câu hỏi:

Trường hợp nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào? Quy định pháp luật về vấn đề này như sau

Nội dung câu hỏi:

Em làm việc trong cơ quan nhà nước ở huyện trực thuộc Sở, em
làm ở phòng hành chính. Loại hợp đồng lao động của em là 12 tháng, trong đó là 3 tháng thử việc. Cơ
quan em được giao 21 biên chế. Hiện tại đã đủ. Em là nhân viên hợp đồng trong biên chế. Đang đợi
thi tuyển. Em vào làm từ đầu tháng 9/2013, sau 3 tháng thử việc em được cơ quan đánh giá là hoàn
thành tốt nhiệm vụ vào dịp đáng giá cuối năm. Đến tháng 5/2014 thì tự nhiên cơ quan thông báo với
em là sẽ chấm dứt hợp đồng với em,(chưa có văn bản thông báo) để nhận người mới vào.Trong khi
đó em không hề bị sai phạm điều gì hết.
Em muốn hỏi cơ quan em làm như vậy là đúng hay sai.
Nếu đến tháng 9/2014 cơ quan em chấm dứt hợp đồng với em thì cơ quan
em đúng hay sai? trong khi em không bị sai phạm gì.
Nếu cơ quan em chấm dứt hợp đồng với em trước tháng 9/2014 thì cơ
quan em đúng hay sai? trong khi em không sai phạm gì.
Nếu cơ quan em sai thì em làm như thế nào? E xin chân thành cảm ơn
luật sư.

Trả lời câu hỏi:

Theo Điều 38 Bộ luật lao động quy định về quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, như sau:
“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo
hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên
tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên
tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp
đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động
được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác
theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn
buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy
định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao
động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời
hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời
hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm
b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng”.

Trong trường hợp của bạn, nếu trước 09/2014 cơ quan đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động với bạn mà không thuộc một trong các trường hợp theo quy định trên thì hành
vi này là trái pháp luật.

Còn nếu, đến 09/2014 là hết hạn hợp đồng lao động thì cơ quan chấm
dứt hợp đồng với bạn là đúng quy định pháp luật.

Nếu cơ quan đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn trái pháp luật, thì
bạn có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi cơ quan bạn làm việc có trụ sở để
giải quyết.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây