Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật có phải bồi thường chi phí đào tạo?

0
1236

 

Nội dung tư vấn: Chào ngài luật sư, mong ngài tư vấn giúp tôi một số vấn đề liên quan đến luật lao động như sau: Tôi là thủy thủ đi biển. Tôi kí hợp đồng thời hạn 10 năm với một công ty tàu biển chuyên cung ứng thuyền viên làm việc trên các tàu nước ngoài. Cho đến nay, tôi đã làm việc cho công ty được tròn 4 năm. Trong thời gian làm việc cho công ty, tôi thấy quyền lợi của mình không được đảm bảo, nên muốn chấm dứt hợp đồng với công ty.- Một số quyền lợi được ghi rõ trong hợp đồng mà tôi không

 Trong thời gian nghỉ dự trữ trên bờ, thuyền viên được hưởng
lương dự trữ theo quy định của công ty : Nhưng trên thực tế không có khoản tiền này. Đối với
thuyền viên đang làm việc trên tàu, lương được trả vào ngày 15 hàng tháng : Nhưng trên thực tế thì
ngày 23 mới có lương.  Trước khi xuống tàu, công ty có yêu cầu thuyền viên ký một khoản tiền
Bảo Lãnh Hợp Đồng để đảm bảo thuyền viên không vi phạm hợp đồng, và có ghi rõ là sẽ hoàn trả lại số
tiền đó ngay sau khi thuyền viên hoàn thành hợp đồng về nước : Nhưng trên thực tế phải sau 1 tháng
kể từ ngày về nước công ty mới hoàn trả số tiền này. Quy định về thời gian nghỉ dự trữ trên bờ
tối thiểu 2 tháng : Nhưng trên thực tế tôi mới nghỉ được 1 tháng, công ty đã gọi yêu cầu tôi xuống
tàu công tác tiếp, và do tôi không muốn công ty gây khó khăn sau này nên đã đồng ý.Thắc mắc liên
quan đến chi phí đào tạo: Khi mới vào công ty, công ty có mở một lớp học kéo dài 2 tháng để ôn lại
những kiến thức đã học trong trường, lớp này do chính các thành viên trong công ty giảng dạy, và vì
như thế nên công ty không phải bỏ tiền đào tạo, và kêt thúc khóa học cũng không có chứng chỉ xác
nhận hoàn thành khóa học. Vậy cho tôi hỏi, trong trường hợp tôi phá hợp đồng, tôi có phải bồi
thường khóa học trên không. Trong thời gian dự trữ trên bờ, công ty có cử tôi tham gia một
khóa học tiếng anh, khóa học này công ty bỏ tiền thuê giáo viên nước ngoài giảng dạy, nhưng tôi mới
học được 3 buổi / (tổng số buổi học kéo dài 3 tháng)  thì phải xuống tàu theo lệnh điều động
của công ty, do vậy tôi chưa hoàn thành khóa học, và chưa có chứng chỉ xác nhận. Vậy trong trường
hợp tôi phá hợp đồng, tôi có phải bồi thường khóa học trên không. Thắc mắc liên quan đến trách
nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của công ty: Tôi muốn hỏi công ty phải đóng bảo hiểm cho thuyền viên dựa
theo quy định nào, trách nhiệm của chủ lao động, và trách nhiệm của người lao động. Vấn đề này khá
khó hiểu vì trong thời gian dự trữ trên bờ không có lương, tôi chỉ có lương khi làm việc dưới tàu.
Thắc mắc liên quan đến quyền lợi của tôi, trách nhiệm của công ty khi tôi phá hợp đồng: Trong
trường hợp tôi phá hợp đồng, trách nhiệm của tôi là gì, và của công ty là gì. Theo luật sư, tôi có
phải đền bù hợp đồng không. Mong ngài luật sư bớt chút thời gian tư vấn giúp tôi. Cảm ơn ngài,
và cảm ơn công ty luật rất nhiều.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn
đến Công ty Luật Việt, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn ký kết hợp đồng lao động xác định
thời hạn là 10 năm. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động 2012:
“Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời
điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.”
Như
vậy, hai bên đã ký kết hợp đồng trái với quy định của pháp luật. Việc bạn đã làm việc tại công ty
đã 4 năm đã trở thành loại hợp đồng không xác định thời hạn.

Thứ nhất, việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có
phải bồi thường chi phí đào tạo hay không?

Căn cứ quy định tại  khoản 3 Điều 37 và Điều 62 Luật lao động
2012:

“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người
lao động

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định
thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động
biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Hợp đồng bạn ký kết là loại hợp đồng không xác định thời hạn nên khi
muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật chỉ cần thông báo trước 45 ngày. Trong trường hợp
này, bạn không phải bồi thường chi phí đào tạo.

“Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động,
người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp
người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước
ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng
lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01
bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau
đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử
dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về
chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các
chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người
học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí
đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.”

Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật (không
thực hiện thông báo trước 45 ngày mà đã nghỉ việc) thì lúc này bạn phải bồi thường chi phí đào tạo
theo như hợp đồng đào tạo hai bên đã ký kết. Việc bồi thường này sẽ không căn cứ vào việc bạn có
nhận được chứng chỉ hay không, mà sẽ căn cứ vào chứng từ hợp lệ về việc đã chi trả để đào tạo cho
bạn: chi phí cho người dạy, tài liệu học tập,.. ( khoản 3 điều 62 Bộ luật lao động 2012.)

Thứ hai, trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của công ty đối với
bạn.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng
trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng
một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Dẫn chiếu tới quy định tại Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương
đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của
Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.”

Ngoài ra công ty còn có trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp 1% và
bảo hiểm y tế 3% trên quỹ tiền lương của người lao động.

Khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:

“3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14
ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được
tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”

Như vậy, thời gian dự trữ trên bờ không lương của bạn từ 14 ngày làm
việc trở lên trong tháng thì công ty không có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho bạn.

Thứ ba, trách nhiệm của bạn bà của công ty khi đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động.

Trường hợp 1: Khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng
pháp luật.

Như đã phân tích ở trên, bạn là hợp đồng không xác định thời hạn vì
vậy chỉ cần thông báo trước 45 ngày. Trước khi nghỉ việc thực hiện bàn giao công việc cho người sử
dụng lao động.

Trách nhiệm của công ty:

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao
động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên;
trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và
trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao
động.

Trường hợp 2: Bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp
luật.

Trách nhiệm của bạn: Được quy định tại Điều 43 Luật lao động
2012.

“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử
dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường
cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những
ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo
quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

Trách nhiệm của công ty: như ở trường hợp 1.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn
pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên hệ: 1900.6198 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây