Quy định mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động mới nhất

0
1338
Quy định mức xử phạt hành chính trong lĩnh
vực lao động mới nhất. Thủ tục mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động mới nhất năm
2019.


Xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực lao động là việc người có thẩm quyền xử phạt  hành vi có lỗi do cá nhân, tổ
chức thực hiện, tỏng đó hành vi  vi phạm được quy định của pháp luật về lao động không phải là
tội phạm. Căn cứ Bộ Luật lao động 2012, , ,

Căn cứ xử phạt vi phạm hành
chính

Thứ nhất: Xử phạt hành chính chỉ đặt
ra với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. Chỉ xử phạt hành vi
vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định, tức là chỉ xử phạt khi
hành vi đó có quy định trong luật, nếu không quy định xử phạt thì không được xử phạt. ví dụ: hành
vi thỏa thuận không đóng bảo hiểm thì cá nhân và tổ chức đều bị xử phạt.

Thứ hai: Trước khi xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét xác minh, chứng
minh vi phạm hành chính về lao động đối với người bị xử phạt. Người bị xử phạt có quyền chứng minh
mình không vi phạm hành chính và yêu cầu người thẩm quyền chứng minh lỗi.

Thứ tư: Đối tượng xử phạt vi phạm
hành chính về lao động bao gồm: Người sử dụng lao động, người lao đông. Đối tượng với cá nhân bị xử
phạt là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính.
Tổ chức xử phạt với mọi hành vi vi phạm.

Thứ năm: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về lao động là 01 năm, được
tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.Đối với hành vi vi phạm hành chính vẫn đang xảy ra
thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Thứ sau: Khi phát hiện hành vi vi
phạm thì người có thẩm quyền xử phạt hành chính ra quyết định xử phạt như: Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra lao động,Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài
nước, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức
năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài….

Thủ tục xử lý vi phạm hành
chính

Bước 1: Người có thẩm quyền xử
phạt yêu cầu buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi
phạm.

Bước 2: Người có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính  lập  biên bản xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ tài liệu,
phương tiện vi phạm.

Sau khi lập biên bản sẽ phải có chữ
ký của người lập biên bản, người bị xử phạt. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị lập biên bản
nhưng không có mặt tại nơi vi phạm hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản
đã được lập  phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai
người chứng kiến.

Biên bản xử phạt phải được lập thành
ít nhất 02 bản và phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp không thuộc
thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt
để tiến hành xử phạt. Trường hợp người chưa thành niên dưới 18 tuổi vi phạm thì biên bản được gửi
người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ của người đó

Bước 3: Người có thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính xem xét, xác minh hành vi vi phạm có nằm trường hợp xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định không? Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm
quyền đồng thời xem xét luôn các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;tính chất, mức độ thiệt hại do vi
phạm hành chính gây ra

Bước 4:  Trong thời hạn 07 ngày phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì
thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Nếu quá thời hạn
mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài quyết định xử phạt vi phạm
hành chính thì người có thẩm quyền xử  phạt có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả

Trường hợp cùng cá nhân, tổ chức có nhiều hành vi vi phạm hành
chính thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xử phạt đối với từng hành vi vi phạm
của từng cá nhân, tổ chức
.

Bước 5: Quyết định xử phạt có hiệu
lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. Sau khi ký xong
thì gửi quyết định tới người bị xử phạt vi phạm hành chính, một bản sẽ lưu giữ cơ
quan

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây