Trường hợp doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội và không chốt sổ lao động cho người lao động.

0
1259

Nội dung tư vấn:

Xin chào V-law. Em đang gặp trường hợp khó khăn mà chưa có hướng giải quyết, xin văn phòng luật sư tư vấn

giùm em.Trường hợp của em thế này ạ: Năm 2012 em có nghỉ việc tại 1 công ty A nhưng do công ty này
còn đang nợ tiền BHXH nên em chưa chốt được sổ BHXH, khoảng 6 tháng sau em có đi làm
lại và tham gia BHXH ở công ty mới trước khi đóng BHXH ở Công ty cũ  này em có
liên hệ với công ty cũ thì được thông báo là giảm lao động rồi nên dùng số
này đóng ở cty mới cũng được, Năm 2015 em liên hệ công ty cũ để lấy sổ
nhưng được biết là chưa chốt sổ và em có nhờ chốt giùm em, nhưng công ty cứ chần chừ
mãi đến năm 2016 em nhờ bên công ty dịch vụ đi chốt thì được báo là công ty này còn
nợ BHXH NÊN KO CHỐT ĐƯỢC nhưng vẫn chưa giảm lao động cho em nên bảo hiểm vẫn tính
em đóng từ thời điểm 2013-2016 ở công ty cũ này.

Giờ bị trùng thời gian đóng trong cùng 1 số sổ bảo hiểm như vậy
thì em phải trình bày với BHXH tại cty Cũ như thế nào để giải quyết ah? Em đang rất
cần được tư vấn !Em cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi
đề nghị tư vấn đến V-law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Đầu tiên, cần phải xác định có hành vi đóng trùng bảo hiểm hay không?
Bởi vì thời điểm bạn làm việc tại công ty mới bạn đã nghỉ việc ở công ty cũ và công ty cũ không
tiến hành trả sổ bảo hiểm cho bạn. Sau đó bạn tiến hành làm việc ở công ty mới và tham gia bảo hiểm
xã hội ở công ty mới. Và theo những gì bạn đã trình bày, có thể hiểu công ty cũ không còn đóng bảo
hiểm xã hội cho bạn khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động, vì nếu công ty cũ vẫn đóng bảo hiểm cho bạn
thì sẽ không xác định là công ty này còn đang nợ tiền bảo hiểm.

Đồng thời, pháp luật có quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã
hội 2014: người lao động có quyền được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội; người sử dụng lao động có
trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác
nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm
việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật (theo Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội
2014).

Mặt khác, Khoản 2, Khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy
định:

“Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao
động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên;
trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Người sử dụng lao động có trách
nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử
dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”

Như vậy, khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của
pháp luật thì công ty cũ của bạn có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị chốt sổ BHXH nộp cho cơ quan BHXH
để chốt sổ và trả sổ cho người lao động.

Trường hợp công ty không thực hiện chốt sổ và trả sổ cho bạn, bạn có
thể làm đơn đề nghị Ban Giám đốc công ty giải quyết hoặc làm đơn khiếu nại gửi tơi Phòng Lao động –
thương binh xã hội nơi công ty có trụ sở đề nghị giúp đỡ. Trường hợp công ty vẫn không chốt sổ và
trả sổ cho bạn, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận/huyện  nơi công ty bạn có trụ
sở (theo điểm d, Khoản 1 Điều 32, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Và với hành vi nợ bảo hiểm xã hội của công ty cũ có thể sẽ bị xử phạt
vi phạm hành chính theo Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng
đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên
hệ: 
1900.6198 để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây