Quy định mới về lao động, tiền lương, tiền thưởng đến công ty có phần vốn góp của nhà nước

0
1351
Quy định mới về lao động, tiền lương, tiền
thưởng đến công ty có phần vốn góp của nhà nước. Các quy định pháp luật trong Nghị định
51/2016/NĐ-CP.


Ngày 13 tháng 6 năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
51/2016/NĐ-CP nghị định quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với
người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước
năm giữ 100% vốn điều lệ.

thay thế Nghị định
số 50/2013/NĐ-CP Nghị định quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối
với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên.

đã có những quy định mới so với nghị định 50/2013/NĐ-CP. Trong đó,
có hai vấn đề quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động như
sau:

1. Đối tượng điều chỉnh,

quy định cụ thể hơn

về đối tượng
điều chỉnh.

chỉ áp dụng đối với những công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do nhà nước năm giữ 100% vốn Điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà
nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty
con; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
Điều lệ. Do đó, những công ty trách nhiệm nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn Điều lệ nằm trong nhóm công ty hoặc tập đoàn kinh tế nhưng không phải
là công ty mẹ thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của

.

2. Quy định về thang lương, bảng lương, phụ cấp
lương

Quy định về thang lương, bảng lương, phụ cấp lương
trong

được xây dựng
và ban hành dựa theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2013.
Theo đó, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bản lương đối với lao động
quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh
doanh, phục vụ căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động. Trong đó, bội số của
thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ
thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp
nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc
chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích
người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển
tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

Tiếp theo, mức lương khởi điểm của công việc hoặc chức danh trong
thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh
tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức
danh, cụ thể:

– Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều
kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy
định;

– Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào
tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương
tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

– Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh
có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Trong quá trình xây dựng và
áp dụng thang lương, bảng lương, công ty cần phải bảo đảm sự bình đẳng và không
phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng,
tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với
người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc
lương.

Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, công ty cần đảm bảo thang
lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế
về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao
động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

Đặc biệt, khi công ty xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương,
bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ – Tập đoàn
kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội để theo dõi, giám sát.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây