Quản lý nhân sự – Ngành nghề không thể thiếu trong doanh nghiệp!

0
844

Hiện nay có một ngành nghề đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Đó chính là quản lý nhân sự. Một công việc hết sức thú vị và có nhiều triển vọng trong tương lai.

Quản lý nhân sự - Ngành nghề không thể thiếu trong doanh nghiệp!
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Học nhân sự ra làm gì?

Quản trị Hành chính – Nhân sự

Đây có thể coi là công việc khởi đầu cho những bạn theo học ngành Nhân sự khi đi làm. Tùy vào tính chất và môi trường của mỗi công ty mà sẽ có những yêu cầu khác nhau cho nhân viên hành chính – nhân sự.

Đây là vị trí quan trọng trong bộ phận nhân sự. Họ sẽ phải quán xuyến rất nhiều công việc lớn nhỏ nên yêu cầu ở người làm phải chịu áp lực cao.

Chuyên viên tuyển dụng

Từ việc đi tìm nhân sự mới cho công ty cho tới đào tạo, training cho nhân viên rồi cả tổ chức thi đua,…Chuyên viên tuyển dụng sẽ phải làm khá nhiều việc. Đào tạo và phát triển nhân viên cũng là 1 trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp nên công việc này cũng sẽ được coi trọng rất nhiều.

Việc hút người tài về cho công ty là không hề dễ dàng. Do đó phải rất căng thẳng và căng não để chọn đúng người phù hợp với công việc cần tuyển dụng. Song song với đó, việc tiếp xúc với nhiều người và nhiều cá tính khác nhau cũng khá thú vị.

Chuyên viên C&B

Chuyên viên C&B là một trong những mảng quan trọng mà mọi công ty rất “ưu ái” bộ phận này. Họ được coi là người nắm cán cân thu nhập của mọi nhân viên trong công ty.

Chính sách – Tiền lương là một trong những mảng quan trọng của Nhân Sự. Ngoài việc nắm cán cân thu nhập, Chuyên viên C&B còn đảm nhiệm các chính sách phúc lợi của nhân viên.

Thông thường các công việc trên của ngành nhân sự thì bạn sẽ bắt đầu với trợ lý nhân sự. Sau đó học học tích lũy kinh nghiệm và thăng tiến dần theo thời gian.

Chuyên viên quản lý đào tạo nhân sự

Đây là những người chuyên phụ trách các khóa học dành cho cá nhân và doanh nghiệp, nhằm trau dồi kỹ năng, kiến thức cho từng thành viên trong công ty. Điều này giúp nhân viên nắm bắt những thay đổi trong công việc với thực tiễn. Chuyên viên đào tạo sẽ tìm hiểu nhu cầu, xây dựng lộ trình học tập, thu thập ý kiến phản hồi, đánh giá và đo lường hiệu quả các khóa học trong doanh nghiệp.

“Săn đầu người”

Công việc cũng giống với chuyên viên tuyển dụng nhưng đặc biệt hơn nhiều. Đó là thay vì tìm những ứng cử viên cho các bộ phận bình thường trong công ty thì các headhunter sẽ được các công ty thuê để tìm những ứng viên phù hợp cho những vị trí yêu cầu những kỹ năng đặc biệt và có trình độ cao. Thông thường, những vị trí này thường là những vị trí đầu, cấp quản lý, CEO, giám đốc,… các Headhunter thường sẽ là những chuyên viên cố vấn độc lập cho nhiều công ty khác nhau cùng một thời điểm.

Bạn cần hiểu rõ hơn về nhân sự ngành luật?

Quản lý nhân sự là làm gì?

Nhân lực là yếu tố rất quan trọng quyết định chính đến sự thành bại của 1 doanh nghiệp. Do đó việc tận dụng tốt nhân lực để phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng. Quản lý nhân sự đòi hỏi sự họ phải hiểu biết tốt về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển.

Để làm tốt thì mỗi nhà quản lý nhân sự có riêng cho mình nhưng kỹ thuật nhất định. Mục đích là tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.

Quản lý nhân sự có bao nhiêu mảng?

Có 3 mảng quản lý nhân sự cơ bản là:

Quản lý nhân sự (chung): Giám sát việc làm, soạn thảo, đàm phán và điều hành các hợp đồng lao động bao gồm các vấn đề như khiếu nại, tiền lương, phúc lợi và quản lý, công đoàn.

Quản lý lương: Đảm bảo tất cả các khía cạnh của bảng lương được xử lý chính xác và đúng thời gian.

Quản lý tuyển dụng: Phụ trách các công việc liên quan đến tuyển dụng nhân viên cho công ty.

Nghề quản lý nhân sự tiền lương cao không?

Hiện tại, mức lương cơ bản của nghề nhân sự ở Việt Nam là một con số đáng mơ ước. Nghề nhân sự cũng đang được xếp vào một trong những ngành nghề có mức lương lý tưởng nhất

Tuy nhiên, tùy theo lĩnh vực và kinh nghiệp bạn sẽ có các mức lương khác nhau.

  • Giám đốc nhân sự: từ 30 tới 100 triệu/ tháng.
  • Giám đốc khu vực: từ 25 – 80 triệu.
  • Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi: từ 20 – 40 triệu.
  • Trưởng phòng nhân sự: 15 – 45 triệu.
  • Phó phòng nhân sự: 12 – 30 triệu.
  • Giám sát nhân sự: khoảng 10 – 20 triệu.
  • Chuyên viên nhân sự: từ 5 – 12 triệu.
  • Quản trị, trợ lý thực tập: từ 5 – 10 triệu.

Cách quản lý nhân sự hiệu quả

Đi đầu trong công việc

Việc làm gương cho nhân viên sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Đấy sẽ là nguồn động lực và cảm hứng cho họ

Biết lắng nghe

Việc quá độc đoán và không chịu nghe góp ý sẽ vô tình khiến nhân viên cảm thấy khó chịu và chán nản với công việc.

Gắn kết nhân viên với các mục tiêu chung của công ty

Đoàn kết là yếu tố rất quan trọng trong mọi công việc, mọi hoàn cảnh. Nó giúp tạo động lực và tiến trình công việc được đẩy nhanh hơn.

Một số phương pháp khác

Như nhận thức đúng năng lực của nhân viên, tạo động lực cho nhân viên, khiến nơi làm việc trở nên vui vẻ, trao quyền cho nhân viên,…

Tham khảo các bài viết khác lĩnh vực Luật lao động.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây