Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc hiệu quả cho nhân sự ngành luật

0
985

Ngành luật khá rộng. Do đó nhân sự ngành luật bao giờ cũng nhiều và luôn trong tình trạng cần. Bài viết sẽ đem đến cho các bạn các kinh nghiệm tìm việc phù hợp trong lĩnh vực này.

Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc hiệu quả cho nhân sự ngành luật
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Học ngành luật ra làm gì?

Nhân sự ngành luật rất đa dạng. Học luật xong bạn có thể lựa chọn các lĩnh vực phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.

Công chứng viên

Đây là người có trách nhiệm tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng. Họ còn chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm định hợp đồng, hồ sơ theo quy định pháp luật. Công chứng viên phải có kinh nghiệm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên sau khi tốt nghiệp ngành luật. Ngoài ra các kỹ năng như giao tiếp và giải quyết vấn đề thực tiễn cũng rất cần thiết.

Chuyên viên pháp lý

Đây là người tư vấn, giải quyết những vấn đề pháp luật cho doanh nghiệp. Họ phải nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý. Chuyên viên pháp lý phải thường xuyên gặp mặt, làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước. Giao tiếp tốt, có sức thuyết phục là những kĩ năng cần có bên cạnh năng lực. Linh hoạt để giải quyết các tình huống cũng là điều quan trọng của chuyên viên pháp lý.

Kiểm sát viên/Công tố viên

Công việc chính là điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử. Nghiệp vụ cảnh sát và điều tra tội phạm là những thứ mà ngoài chuyên môn bạn phải nắm. Bạn phải luôn có bản lĩnh vững vàng, đạo đức, liêm khiết để trở thành kiểm sát viên/công tố viên

Luật sư

Đây là việc làm phổ biến nhất trong nhân sự ngành luật. Công việc của luật sư là tiến hành nhận vụ việc từ khách hàng. Sau đó nghiên cứu, phân tích và tìm ra các hướng giải quyết phù hợp với pháp luật. Luật sư có thể tiến hành tư vấn pháp lý, đại diện cho các cá nhân hoặc tổ chức giải quyết tranh chấp, tố tụng… Nghiên cứu ngành luật, cập nhật quy định pháp luật theo yêu cầu công việc. Đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật,…

Thư ký tòa án

Thư ký tòa án làm việc tại Tòa án. Họ đảm nhiệm việc ghi chép, quản lý hồ sơ, tổng hợp các văn bản tố tụng. Ngoài ra còn hỗ trợ cho thẩm phán thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Giảng viên

Công việc giảng viên ngành luật phù hợp với những người yêu thích nghiên cứu pháp luật. Nhu cầu học luật tăng và đa dạng về lĩnh vực làm cho nhu cầu giảng viên ngành luật cũng ngày một tăng, tạo ra cơ hội việc làm là rất lớn.

Thẩm phán

 Thẩm phán được coi là nghề được rất nhiều người mơ ước. Thẩm phán nắm giữ trong tay rất nhiều quyền lực, danh vọng và địa vị. Nhưng đồng thời trách nhiệm cũng rất cao so với các công việc khác.

Pháp chế doanh nghiệp

Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, rủi ro trong kinh doanh là rất lớn. Vì vậy việc lập ra phòng pháp chế là nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp. Nhiệm vụ của bộ phận này là tư vấn, kiểm soát các hoạt động trong khuôn khổ pháp luật giúp tránh được những sai phạm có thể xảy ra.

Ngoài ra, học luật xong bạn cũng có thể thực hiện các công việc về quản lý nhân sự. Trước tiên bạn sẽ cần tích lũy kinh nghiệm ở vị trí trợ lý nhân sự.

Lương nhân sự ngành luật?

Mức lương nhân sự ngành luật cũng đa dạng tùy theo việc làm mà bạn đảm nhiệm. Chủ yếu tăng dần theo lượng kiến thức và kinh nghiệm mà bạn tích lũy.

Luật sư

Mức lương trung bình: 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ/tháng. Đối với các luật sư giữ vai trò quan trọng trong công ty thì sẽ có mức lương cao hơn từ 30.000.000 – 40.000.000 VNĐ/tháng và hưởng phần trăm doanh thu.

Công chứng viên

Mức lương bạn nhận được sẽ là 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng.

Kiểm sát viên/Công tố viên

Mức lương trung bình của bạn sẽ là 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng + 25% phụ cấp /tháng.

Thư ký tòa án

Mức lương bạn nhận được bằng lương cứng + phụ cấp.

Giảng viên ngành luật

Đây là con đường dành cho các bạn thích theo con đường nghiên cứu. Mức thu nhập từ 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ/tháng tùy vị trí bạn đảm nhận. Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp khác.

Thẩm phán

Mức lương trung bình của Thẩm phán được tính bằng lương cứng + phụ cấp ngành nghề.

Thực trạng nguồn nhân sự ngành luật hiện nay

Nhu cầu nhân sự ngành Luật đã đang và sẽ còn tiếp tục tăng cao.

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ năm 2017 đến năm 2020, tính riêng các chức danh tư pháp, Việt Nam cần tới hơn 20.000 nhân sự, trong đó cần thêm 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2000 công chứng viên, 3000 chấp hành viên và hàng trăm thẩm tra viên.

Hiện nay, các nước đang trong quá trình hội nhập nên sinh viên luật ra trường không chỉ giới hạn trong các cơ quan nhà nước. Pháp chế cho các doanh nghiệp, công ty trong nước và các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam cũng đang là lựa chọn của khá nhiều người.

Đi đôi với mở cửa, cần nhân sự mới liên tục và tăng mức lương thụ hưởng thì đó chính là năng lực cần đáp ứng phù hợp với các công việc. Việc khó tìm việc chẳng qua là do sinh viên chưa đáp ứng đủ tiêu chí mà nhà tuyển dụng đề ra. Bằng chứng có rất nhiều vị trí trống chưa tìm được ứng viên phù hợp.

Nhân sự ngành luật tìm việc ở đâu?

Thời đại công nghệ, internet phổ biến nên việc đăng tải thông tin tuyển dụng cũng đa dạng hơn trước rất nhiều. Các bạc có thể tìm kiếm dễ dàng trên các group và fanpage Facebook như: Cộng Đồng Luật Sư TP.HCM, Cộng đồng nghề luật, Sinh viên Luật và việc làm, Công việc nhân lực ngành luật,…

Ngoài ra còn có các trang web chuyên đăng thông tin tuyển dụng như: Nhân lực ngành luật, Careerbuilder, VietnamWorks, JobsGo…

Tham khảo các bài viết khác lĩnh vực Luật lao động.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây