Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng và trốn đóng bảo hiểm

0
1181

Luật sư tư vấn về chấm dứt hợp đồng lao động, nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Nội dung tư vấn như sau

Nội dung câu hỏi:

Vào ngày 27/02/2018 cty của tôi đã đơn phương chấm dứt hợp đồng 1 năm của tôi( và những
đồng nghiệp khác) không lý do và không có bất cứ hình thức báo trước nào.Theo điều 42 thì cty phải
bồi thường 2 tháng tiền lương ít nhất và 1 tháng tiền lương vì không báo trước kèm theo trợ cấp
thôi việc. Xin nhờ luật sư xác nhận thông tin này giúp tôi. Hiện theo những nguồn thông tin nội bộ
thì công ty đã khấu trừ tiền lương mỗi tháng nhưng vẫn chưa thanh toán tiền BHXH, BHYT, BHTN
theo đúng quy định của pháp luật và chưa hoàn trả sổ BHXH cho tôi. Xin cảm ơn Công ty luật Minh
Gia.

Trả lời:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty
V-Law, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề công ty chấm dứt hợp đồng lao
động

Theo Điều 38 Bộ luật lao động 2012 quy định các trường hợp
như sau :

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo
hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên
tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên
tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp
đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động
được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác
theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn
buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy
định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao
động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời
hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời
hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm
b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng.

Như vậy, Đối chiếu với các quy định của pháp luật và các
thông tin bạn đưa ra, nếu công ty có hành vi chấm dứt hợp đồng lao động với bạn
không thuộc một trong các trường trên và vi phạm về thời hạn báo trước thì xác định công ty đã
có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với người lao
động. Theo đó, việc công ty khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
được quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012 như sau:

“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao
động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao
động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì
ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp
thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người
lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và
trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi
thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng
lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp
đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại
khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi
thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những
ngày không báo trước.”

Đối với khoản tiền trợ cấp thôi việc: 

Điều 48. Trợ cấp thôi việc

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian
người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã
tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được
người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân
theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Điều 14. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm


3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao
động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo
hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động
chi trả trợ cấp thôi việc. Trong đó: 

a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng
lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử
việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao
động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ
hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và
Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp
luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian
nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội; 

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao
gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và
thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản
tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; 

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc
làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng
đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm
việc. 

Như vậy, vì thời gian bạn làm việc cho công ty đã đăng ký
tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thật nghiệp nên thời gian này bạn sẽ không được hưởng trợ
cấp thôi việc. Thời gian làm việc đóng bảo hiểm thất nghiệp đó sẽ là căn cứ để bạn làm hồ sơ
hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm giới thiệu việc làm khi đáp ứng đủ điều kiện hưởng. Do đó,
nghĩa vụ bồi thường của công ty đối với bạn sẽ không bao gồm có trợ cấp thôi việc.

Thứ hai , về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội và
chốt bảo hiểm xã hội cho người lao động 

Theo Điều 5 Bộ luật lao động 2012 , người chủ sử dụng có nghĩa vụ
tham gia các loại bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của phap luật như
sau

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao
động

….

2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập
thể;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự
điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và
pháp luật về bảo hiểm y tế.

Bạn cần xác định lại từ phía công ty cũng như tại cơ quan
bảo hiểm xã hội về vấn đề công ty đã đóng bảo hiểm cho người lao động hay
chưa. Nếu công ty không đóng BHXH cho bạn, tức là đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:

“Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”

Khi đó, công ty sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 122 Luật Bảo hiểm
xã hội 2014 như sau:

“3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các
khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa
đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức
lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian
chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín
dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động
để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã
hội”. 

Và bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị
định 95/2013/NĐ-CP , được sửa đổi bằng Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:

“2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng
tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau
đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không
đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số
người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng
bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng
tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bảo hiểm thất nghiệp.”

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng
đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa
đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi
phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c, khoản 3 Điều
216 Bộ luật hình sự năm 2015:

Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao
động

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm
a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm
b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198
 để được hỗ trợ kịp
thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây