Người lao động không có bảo hiểm y tế thì có được hưởng quyền lợi khi bị tai nạn lao động không?

0
1230

Quyền lợi của người lao động không có bảo hiểm y tế là gì?

Sau đây tôi xin trình bày sự việc của mình mong được sự tư vấn của luật sư.Tôi là người lao động được người ta thuê đi làm trần thạch cao, do giàn giáo cũ lên đã xảy tai nạn với tôi khiến tôi gãy xương đùi.sau khi tai nạn xảy ra người sử dụng lao động đã gọi điện cho gia đình và đưa tôi đi cấp cứu ở bệnh viện.

Do tôi và chủ sử dụng lao động không có hợp đồng và bản thân tôi không có bảo hiểm y tế lên chi phí chữa chị khá cao.sau 20 ngày nằm viện tôi ra viện về nhà mà chủ sử dụng lao động không có 1 chút trách nhiệm nào đối với tôi.

Gia đình tôi yêu cầu chủ sử dụng thanh toán tiền viện phí nhưng họ không chịu. Vậy xin hỏi luật sư với tình trạng của tôi như vậy nếu làm đơn ra tòa liệu tôi có được chủ sử dụng thanh toán tiền viện phí không. Kính mong được sự tư vấn của luật sư ,Tôi xin chân thành cảm ơn.

Giải thích Quyền lợi của người lao động không có bảo hiểm y tế là gì?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình về V-Law, với trường hợp của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Thứ nhất,về hình thức của hợp đồng lao động Theo quy định tại khoản 1 điều 22 Bộ luật lao động năm 2012:

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong
đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

Dựa theo những thông tin bạn cung cấp, bạn không nói rõ bạn với chủ sử dụng lao động thỏa thuận với nhau theo loại hợp đồng nào. Tuy nhiên, khi người sử dụng lao động thuê người lao động làm việc cho mình, có trả lương thì đã xuất hiện quan hệ lao động giữa hai bên. Nếu hợp đồng của bạn thuộc trong các trường hợp theo quy định ở điều 22 BLLĐ 2012 thì hai bên sẽ phải giao kết bằng văn bản.

Nếu hợp đồng bạn giao kết với chủ sử dụng là hợp đồng làm công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói theo quy định tại khoản 2 điều 16 Bộ luật lao động 2012 :

“2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói” Do vậy, nếu hợp đồng của bạn với chủ sử dụng là hợp đồng phải giao kết bằng văn bản mà chủ sử dụng không giao kết thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một
trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời
hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại
điều 22 Bộ luật lao động t
heo một trong các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01
người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11
người đến 50 người lao động;…”

Còn trường hợp nếu hợp đồng của bạn được giao kết bằng lời nói thì
sau khi giao kết thì quan hệ lao động của hai bên xuất hiện thì hai bên sẽ phải thực hiện quyền và
nghĩa vụ theo như thỏa thuận.

Thứ hai, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị
tai nạn lao động.

Theo khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01
tháng đến dưới 03 tháng;…”

Căn cứ theo quy định tại điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015,
người sử dụng lao động có trách nhiệm:

-Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và
phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp;…

-Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham
gia bảo hiểm y tế;

-Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

-Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn
do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như
sau:

+Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả
năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao
động từ 11% đến 80%;

+Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng
lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp;

-Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính
họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả
năng lao động tương ứng;

Nếu bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng
những quyền lợi do bảo hiểm xã hội mang lại. Do đó, nếu bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao
động sẽ có trách nhiệm theo quy định trên kể cả trong trường hợp bạn không có bảo hiểm y tế vẫn
được người sử dụng thanh toán toàn bộ chi phí y tế.

Do vậy, việc người sử dụng lao động không thực hiện đúng trách nhiệm của họ khi có NLĐ bị tai nạn lao động là vi phạm pháp luật. Bạn có quyền khiếu nại tới Sở LĐTBXH yêu cầu giải quyết hoặc khởi kiện tới TAND huyện yêu cầu giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho
mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng
đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên hệ: 1900.6198

để được
hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây