Người lao động giúp việc gia đình bị tai nạn lao động mà không tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

0
1630

Người lao động giúp việc gia đình bị tai nạn lao động mà không tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

Vấn đề này được quy định tại Bộ Luật lao
động 2012 và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP.


Theo quy định tại Nghị định 27/2014/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng
lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động giúp việc tự lo bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, quy
định trên của pháp luật đã không được nhiều người sử dụng lao động thực hiện. Họ cần phải biết
rằng, nếu họ không chi trả tiền để người lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì khi người
lao động giúp việc bị tai nạn lao động họ phải chịu những trách nhiệm không hề
nhỏ.

Ngoài những trách nhiệm như: cấp cứu kịp thời và điều trị chu
đáo, thông báo cho người thân của người lao động biết, thì người sử dụng lao động cũng phải thực
hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 144 của Bộ luật Lao động. Cụ
thể:

– Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

– Bồi thường cho người lao động:

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không
do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao
động bồi thường với mức như sau:

Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao
động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4
tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến
80%;

Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người
lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do
tai nạn lao động.

Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng
được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức nêu trên.

– Về bảo hiểm y tế:

Thông thường, người sử dụng lao động phải thanh toán phần
chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với
người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến
khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
Trong trường hợp
này, người sử dụng lao động không chi trả vào lương khoản tiền để người lao động giúp việc
đóng bảo hiểm y tế nên người lao động không thể tham gia bảo hiểm y tế và người sử dụng lao động
phải chi trả toàn bộ chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định của người lao
động.

– Về bảo hiểm xã hội:

Thông thường, với người lao động thuộc đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm
xã hội, thì người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội
cho họ. Tuy nhiên, người lao động là giúp
việc gia đình không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, mà khi người sử dụng lao
động chi trả cùng lúc vào lương cho họ khoản tiền tương ứng, họ sẽ tham gia bảo hiểm xã hội theo
chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong khi đó, khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 lại quy
định bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ bao gồm chế độ hưu trí và chế độ tử tuất, mà không có chế độ tai
nạn lao động. Như vậy, người sử dụng lao động không thể trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn
lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội cho người lao động giúp việc. Trường hợp này, người
sử dụng lao động sẽ phải trả cho người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc của chế độ tai nạn lao động cho thời gian mà người sử dụng chưa chi trả. Cụ thể, mỗi tháng
làm việc tương đương với 1% tiền lương của người lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trong
việc tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động giúp việc gia đình. Nếu họ không
thực hiện trách nhiệm này, khi có sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra, họ vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ
của mình, thậm chí với mức lớn hơn.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây