Quy định về bồi thường chi phí đào tạo của người lao động

0
1180

Tóm tắt câu hỏi:

Chào văn phòng cho tôi hỏi về bồi thường chi phí đài tạo như sau: Sắp tới, công ty tôi có kế hoạch cử nhân viên đi đào tạo thêm một số ngành nghề và yêu cầu nhân viên phải làm việc 2 năm cho công ty khi hết đào tạo. Nếu không sẽ phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo, chi phí ăn ở trong thời gian đào tạo tính theo tỉ lệ với thời gian đã cống hiến cho công ty sau khi học xong về làm việc tại công ty. Vậy công ty quy định như trên có đúng luật không?

Trả lời câu hỏi:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư
vấn đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo  Điều 62 Bộ luật lao động năm 2012 về hợp đồng đào tạo nghề
giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề có quy định:

“1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp
người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước
ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng
lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01
bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau
đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử
dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về
chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các
chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người
học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí
đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài”

Như vậy, việc công ty bạn quy định như vậy trong hợp đồng
đào tạo nghề hoàn toàn phù hợp với nội dung chủ yếu cần có trong hợp đồng đào tạo nghề và quy định
trên không trái pháp luật.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây