Tự ý cắt giảm lương của người lao động mà không báo trước

0
1367

Chào V-Law. Tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau: Tháng 01/2017 công ty của tôi sửa đổi hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động, giảm 10% lương của người lao động theo khoản 2 và 3 Điều 35 Bộ Luật lao động, bên nào có yêu cầu sửa các nội dung trong hợp đồng lao động thì phải báo trước 03 ngày.

Công ty của tôi không có thông báo nhưng đã giảm lương của người lao
động. Vậy công ty của tôi đã làm đúng chưa ? Chúng tôi đã làm đơn kiến nghị gửi Công
đoàn cấp trên vào ngày 23/2/2017 nhờ can thiệp. Cho đến nay ngày 9/3/2017 cũng chưa thấy
trả lời. Vậy trong vòng bao nhiêu lâu nếu công ty không trả lời thì chúng tôi có quyền kiến nghị
lên Phòng lao động Thương binh và xã hội để giải quyết ? Xin cảm ơn !

Trả lời tư vấn: 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến
V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, công ty tự cắt giảm lương mà không báo
trước:

Việc Công ty tự cắt giảm lương của người lao động, cụ thể là 10% mà không
thông báo trước cho người lao động là trái với quy định của Bộ luật lao động. Bởi vì Điều 35 Bộ
luật lao động 2012: có quy định như sau:

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu
sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm
việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung
hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng
lao động mới.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung
nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao
kết.”

Như vậy, việc công ty muốn thay đổi mức lương (giảm 10%) thì phải thông
báo cho bạn ít nhất 03 ngày làm việc. Việc công ty tư ý điều chỉnh giảm mức lương mà không có bất
kỳ thông báo nào là vi phạm quy định pháp luật. Ngoài ra, cũng theo quy định tại khoản 2 này, nếu
như hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký
kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới – tức công ty của bạn chỉ được
tiến hành ký kết phụ lục hợp đồng lao động khi đã được sự đồng ý và có sự thỏa thuận giữa công ty
và người lao động, vì thế việc công ty sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao
động ở trên là không đúng với quy định của pháp luật.

Thứ hai,  giải quyết việc kiến
nghị:

Do công ty tiến hành giảm mức lương của tất cả các lao động trong công ty mà
không thông báo, làm ảnh hướng đến toàn bộ lao động và không được sự tán thành, do đó đây là một
tranh chấp lao động tập thể. Việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể này được tiến hành như
sau:

“Điều 204. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại cơ
sở

1. Trình tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo quy
định tại Điều 201 của Bộ luật này. Biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập
thể.

2. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không
thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau
đây:

a) Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền các bên có quyền yêu cầu
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết;

b) Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền yêu
cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

3. Trong trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2
Điều 201 của Bộ luật này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì các bên có quyền
gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết
tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại tranh
chấp về quyền hoặc lợi ích.

Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về quyền thì tiến hành giải
quyết theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và Điều 205 của Bộ luật này.

Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì hướng dẫn ngay
các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều
này.”

Điều 201 Bộ luật lao động quy định:

“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của
hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa
giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không
bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về
trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao
động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao
động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về
bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị
sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà
giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh
chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng.
Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải
thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra
phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải
viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh
chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà
giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao
động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi
cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên
bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không
thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định
tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có
quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”

Trên đây là nội dung tư vấn của V-law về vấn đề bạn yêu cầu tư
vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email
hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây