Nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

0
1190
Nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trái pháp luật được quy định tại Điều 42 và Điều 43 Bộ luật lao động 2012. Cụ thể như
sau:


Nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được quy định tại Điều 42 và
Điều 43 Bộ luật lao động 2012. Cụ thể như sau:

1. Nghĩa vụ của người sử dụng lao
động.

Chủ sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động có những nghĩa vụ sau:

– Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao
động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao
động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao
động.

– Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì
ngoài khoản tiền bồi thường trên, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định
tại Điều 48 của Bộ luật lao động.

– Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người
lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc, hai bên
thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao
động để chấm dứt hợp đồng lao động.

– Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong
hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường theo quy định
trên, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

– Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải
bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong
những ngày không báo trước. Thời hạn báo trước khi chủ sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động được quy định tại khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động như sau:

+ Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định
thời hạn;

+ Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời
hạn;

+ Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp người lao động
bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác
định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác
định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo
mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi
phục và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng.

 

1900.6198

2. Nghĩa vụ của người lao động.

 

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trái pháp luật được quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động. Cụ thể như
sau:

– Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người
sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

– Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi
thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong
những ngày không báo trước. Thời hạn báo trước của người lao động cho chủ sử dụng lao động biết
trước được quy định tại khoản 2 Điều 37 Bộ luật lao động.

– Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động
theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động khi hai bên kí kết hợp đồng đào tạo
nghề.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây